Những gam màu sáng trong bức tranh văn hóa năm 2016
01/02/2017 | 21:01Năm 2016 đã khép lại với mảng màu đa sắc của lĩnh vực văn hóa. Có thể nói đây là một năm với nhiều tín hiệu đáng mừng từ di sản, năm ghi nhận sự thành công của nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh cũng như chuyển động tích cực của công tác bảo vệ bản quyền…
Năm thắng lợi của di sản
Năm 2016, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạt được kết quả quan trọng, tôn vinh các giá trị văn hóa, góp phần hình thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và đất nước. Các thể chế, chính sách trong lĩnh vực di sản văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhận thức của toàn xã hội về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được bảo tồn, tôn tạo đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương.
Đặc biệt, dấu ấn đáng kể là hồ sơ “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nâng tổng số di sản được UNESCO ghi danh là 25 di sản. Tổng số di tích quốc gia hiện có 3329 di tích; di tích quốc gia đặc biệt là 85; 118 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: 191; Đã có 59.279 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê trên 61 tỉnh/thành. Hệ thống bảo tàng Việt Nam tiếp tục được mở rộng với 154 bảo tàng, gồm 123 bảo tàng công lập, 31 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ gần 3 triệu tài liệu, hiện vật. Nhiều bảo tàng trong và ngoài công lập tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng tói công chúng và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bước “chuyển mình” tích cực của Điện ảnh và Nghệ thuật biểu diễn
Năm 2016, ngành Điện ảnh đã hoàn thành 02 Đề án, 03 Thông tư, kịp thời hướng dẫn các thủ tục hành chính, giải quyết những khó khăn cho hoạt động điện ảnh các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo. Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh, hội thảo giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành của Trung tâm (Công ty) phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh/thành. Tổ chức tốt các hoạt động quảng bá điện ảnh và du lịch thông qua các Tuần phim Việt Nam ở nước ngoài, Liên hoan phim Quốc tế. Tổ chức thành công Liên hoan phim phim Quốc tế Hà Nội 2016 với 146 phim của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hơn 30.000 lượt khán giả; hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự các sự kiện của Liên hoan Phim. Sản xuất phim tài liệu quảng bá du lịch, tuyên truyền “APEC Việt Nam 2017”. Thực hiện tốt công tác thẩm định kịch bản phim, duyệt, cấp phép phổ biến phim. Chỉ đạo hệ thống đơn vị điện ảnh cả nước khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các rạp chiếu phim với công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Về nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức đa dạng hoạt động văn hoá, nghệ thuật, tổ chức biểu diễn, đảm bảo sự đan xen, hài hoà giữa các loại hình nghệ thuật, văn nghệ truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Triển khai các giải pháp sáng tạo và quảng bá tác phẩm của các đơn vị nghệ thuật truyền thống trực thuộc Bộ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, theo dõi, phát hiện và phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn...
Với chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, các Nhà hát trực thuộc Bộ đã dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật giao lưu văn hóa đối ngoại được thực hiện tốt. Nhiều chương trình nghệ thuật trong các sự kiện văn hóa, du lịch, được nhân dân đón nhận và đánh giá cao. Nhiều đơn vị nghệ thuật đẩy mạnh tự chủ, tổ chức các chương trình nghệ thuật, kinh phí thu được ước đạt khoảng 109 tỷ đồng.
Nhiều đột phá trong ngành Thư viện
Năm 2016, ngành Thư viện tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện và chuẩn bị nội dung dự án Luật Thư viện. Hệ thống thư viện công cộng các cấp tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng đại của dân tộc. Các chỉ tiêu về phục vụ bạn đọc, phát triển vốn tài liệu đã đạt và vượt so với kế hoạch. Trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn, nhiều hoạt động thư viện đã được triển khai thông qua các chương trình, hoạt động phối họp với các Bộ, ngành; các dự án tài trợ và chương trình lồng ghép khác như Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”. Nhiều thư viện đã chủ động triển khai các dịch vụ mới, thu hút đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ thư viện. Thư viện Quốc gia Việt Nam triển khai mô hình dịch vụ thư viện đổi mới “Thư viện thông minh 2.0” với “Không gian chia sẻ S-hub”, Thư viện tỉnh Đồng Nai có 24.000 người đến đăng ký làm thẻ; Thư viện Thành phố Cần Thơ thu hút 1.500.000 lượt người đọc/năm; Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh thu hút 1.300.000 lượt người đọc/năm...
Tăng cường công tác bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan
Năm 2016 các Đề án nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan đã được xây dựng. Tổ chức Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo về quản lý tập thể quyền tác giả; phối hợp vận động thành lập Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về quyền tác giả và các quyền liên quan. Tham gia Đoàn của Chính phủ đàm phán phiên về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN + 6 (RCEP). Thực hiện tốt công tác thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tiếp nhận, thụ lý 16 vụ việc khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, hiện đã giải quyết dứt điểm 14 vụ việc; thụ lý, cấp 7.309 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, trong hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về gia đình cũng đạt được những kết quả quan trọng.
Trong năm đã có nhiều cuộc thi, triển lãm, sự kiện mỹ thuật, nhiếp ảnh tiêu biểu như: Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa ASEAN lần thứ 2, Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc, triển lãm tác phẩm điêu khắc và biểu tượng kiến trúc nơi công cộng, Triển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam tại Đức, Triển lãm ảnh các di sản thế giới của Việt Nam tại Hàn Quốc. Thẩm định, cấp phép 333 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh theo thẩm quyền....
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thông tin cổ động tuyên truyền chính trị, phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước và sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016. Công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam được tập trung chỉ đạo, đánh dấu quan trọng về nhận thức, tư duy chiến lược về quản lý văn hóa trong tình hình mới. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn, phát huy thông qua các phong trào thi đua yêu nước.
Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình được đẩy mạnh. Xây dựng trình Chính phủ dự thảo Chỉ thị về đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình trong tình hình mới. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục đời sống gia đình và Chương trình phối hợp thực hiện công tác gia đình. Các hoạt động truyền thông tổ chức nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình-nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình” đã được tổ chức trên khắp cả nước, thu hút, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Với một năm 2016 nhiều thành công, ngành văn hóa tự tin bước vào năm 2017 cùng tâm thế mới đầy lạc quan và nhiều mục tiêu cao hơn, nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí như là động lực mạnh mẽ cho mọi quá trình phát triển kinh tế, xã hội./.
Năm 2016, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạt được kết quả quan trọng, tôn vinh các giá trị văn hóa, góp phần hình thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và đất nước. Các thể chế, chính sách trong lĩnh vực di sản văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhận thức của toàn xã hội về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được bảo tồn, tôn tạo đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương.
Đặc biệt, dấu ấn đáng kể là hồ sơ “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nâng tổng số di sản được UNESCO ghi danh là 25 di sản. Tổng số di tích quốc gia hiện có 3329 di tích; di tích quốc gia đặc biệt là 85; 118 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: 191; Đã có 59.279 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê trên 61 tỉnh/thành. Hệ thống bảo tàng Việt Nam tiếp tục được mở rộng với 154 bảo tàng, gồm 123 bảo tàng công lập, 31 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ gần 3 triệu tài liệu, hiện vật. Nhiều bảo tàng trong và ngoài công lập tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng tói công chúng và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bước “chuyển mình” tích cực của Điện ảnh và Nghệ thuật biểu diễn
Năm 2016, ngành Điện ảnh đã hoàn thành 02 Đề án, 03 Thông tư, kịp thời hướng dẫn các thủ tục hành chính, giải quyết những khó khăn cho hoạt động điện ảnh các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo. Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh, hội thảo giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành của Trung tâm (Công ty) phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh/thành. Tổ chức tốt các hoạt động quảng bá điện ảnh và du lịch thông qua các Tuần phim Việt Nam ở nước ngoài, Liên hoan phim Quốc tế. Tổ chức thành công Liên hoan phim phim Quốc tế Hà Nội 2016 với 146 phim của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hơn 30.000 lượt khán giả; hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự các sự kiện của Liên hoan Phim. Sản xuất phim tài liệu quảng bá du lịch, tuyên truyền “APEC Việt Nam 2017”. Thực hiện tốt công tác thẩm định kịch bản phim, duyệt, cấp phép phổ biến phim. Chỉ đạo hệ thống đơn vị điện ảnh cả nước khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các rạp chiếu phim với công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Về nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức đa dạng hoạt động văn hoá, nghệ thuật, tổ chức biểu diễn, đảm bảo sự đan xen, hài hoà giữa các loại hình nghệ thuật, văn nghệ truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Triển khai các giải pháp sáng tạo và quảng bá tác phẩm của các đơn vị nghệ thuật truyền thống trực thuộc Bộ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, theo dõi, phát hiện và phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn...
Với chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, các Nhà hát trực thuộc Bộ đã dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật giao lưu văn hóa đối ngoại được thực hiện tốt. Nhiều chương trình nghệ thuật trong các sự kiện văn hóa, du lịch, được nhân dân đón nhận và đánh giá cao. Nhiều đơn vị nghệ thuật đẩy mạnh tự chủ, tổ chức các chương trình nghệ thuật, kinh phí thu được ước đạt khoảng 109 tỷ đồng.
Nhiều đột phá trong ngành Thư viện
Năm 2016, ngành Thư viện tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện và chuẩn bị nội dung dự án Luật Thư viện. Hệ thống thư viện công cộng các cấp tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng đại của dân tộc. Các chỉ tiêu về phục vụ bạn đọc, phát triển vốn tài liệu đã đạt và vượt so với kế hoạch. Trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn, nhiều hoạt động thư viện đã được triển khai thông qua các chương trình, hoạt động phối họp với các Bộ, ngành; các dự án tài trợ và chương trình lồng ghép khác như Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”. Nhiều thư viện đã chủ động triển khai các dịch vụ mới, thu hút đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ thư viện. Thư viện Quốc gia Việt Nam triển khai mô hình dịch vụ thư viện đổi mới “Thư viện thông minh 2.0” với “Không gian chia sẻ S-hub”, Thư viện tỉnh Đồng Nai có 24.000 người đến đăng ký làm thẻ; Thư viện Thành phố Cần Thơ thu hút 1.500.000 lượt người đọc/năm; Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh thu hút 1.300.000 lượt người đọc/năm...
Tăng cường công tác bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan
Năm 2016 các Đề án nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan đã được xây dựng. Tổ chức Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo về quản lý tập thể quyền tác giả; phối hợp vận động thành lập Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về quyền tác giả và các quyền liên quan. Tham gia Đoàn của Chính phủ đàm phán phiên về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN + 6 (RCEP). Thực hiện tốt công tác thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tiếp nhận, thụ lý 16 vụ việc khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, hiện đã giải quyết dứt điểm 14 vụ việc; thụ lý, cấp 7.309 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, trong hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về gia đình cũng đạt được những kết quả quan trọng.
Trong năm đã có nhiều cuộc thi, triển lãm, sự kiện mỹ thuật, nhiếp ảnh tiêu biểu như: Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa ASEAN lần thứ 2, Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc, triển lãm tác phẩm điêu khắc và biểu tượng kiến trúc nơi công cộng, Triển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam tại Đức, Triển lãm ảnh các di sản thế giới của Việt Nam tại Hàn Quốc. Thẩm định, cấp phép 333 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh theo thẩm quyền....
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thông tin cổ động tuyên truyền chính trị, phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước và sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016. Công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam được tập trung chỉ đạo, đánh dấu quan trọng về nhận thức, tư duy chiến lược về quản lý văn hóa trong tình hình mới. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn, phát huy thông qua các phong trào thi đua yêu nước.
Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình được đẩy mạnh. Xây dựng trình Chính phủ dự thảo Chỉ thị về đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình trong tình hình mới. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục đời sống gia đình và Chương trình phối hợp thực hiện công tác gia đình. Các hoạt động truyền thông tổ chức nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình-nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình” đã được tổ chức trên khắp cả nước, thu hút, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Với một năm 2016 nhiều thành công, ngành văn hóa tự tin bước vào năm 2017 cùng tâm thế mới đầy lạc quan và nhiều mục tiêu cao hơn, nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí như là động lực mạnh mẽ cho mọi quá trình phát triển kinh tế, xã hội./.
(Theo Cinet)