Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng Nông thôn mới có sự góp phần của báo chí, truyền thông

21/12/2020 | 17:17

Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Tọa đàm "Góc nhìn báo chí, truyền thông về xây dựng nông thôn mới".

Tham dự tọa đàm có ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương; Về phía Bộ VHTTDL có bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, ông Hoàng Hữu Chính - Phó Chánh Văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ; ông Đặng Đức Chiến - Phó Trưởng Ban Thanh niên nông thôn - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

Theo Bộ VHTTDL, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn, nông nghiệp trên cả nước đã có sự khởi sắc nhất định. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư có hiệu quả, tạo điều kiện phát triển sản xuất, đời sống của nông dân từng bước nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững. Các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được đầu tư, triển khai thực hiện góp phần đổi mới diện mạo nông thôn. Đạt được kết quả đó, trước hết là công sức của nhân dân các dân tộc, sự của lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, có sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, những người làm báo góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM để cán bộ và nhân dân thực hiện.

Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng Nông thôn mới có sự góp phần của báo chí, truyền thông - Ảnh 1.

Các đại biểu tại Tọa đàm

Với đặc tính cơ bản của báo chí là tính phổ cập, kịp thời và rộng khắp, trong xây dựng NTM, báo chí đóng vai trò là công cụ, phương tiện tuyên truyền, phổ biến hiệu quả. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân thông qua việc phản ánh những kiến nghị, nguyện vọng của người dân về những bất cập, những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương đã mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nhiều chương trình được Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá là đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân như: "Miền quê đáng sống", "Nông thôn mới", "Nông nghiệp sạch" (VTV1); "Câu chuyện nông thôn" (Truyền hình Quốc hội); "Nông thôn đổi mới" (Truyền hình Nhândân)…

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền như tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Đề án hỗ trợ thôn, bản đặc biệt khó khăn, Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới… Phát động cuộc thi báo chí viết về nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thu hút sự quan tâm của các nhà báo trong cả nước tham gia; tổ chức cuộc thi báo chí viết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân dành cho các nhà báo ASEAN; truyền hình trực tiếp các hội nghị, hội thảo toàn quốc, các sự kiện quan trọng của Chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Chương trình và mạng xã hội facebook… được cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới của cả nước và người dân đánh giá cao.

Ở cấp địa phương, các tỉnh, thành phố đã triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các sản phẩm truyền thông như báo chí, sách, cẩm nang, phim phóng sự, hội thi, hội diễn văn nghệ gắn với tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách làm hay, những hình tiêu biểu cũng như phản ánh những bất cập, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng Nông thôn mới có sự góp phần của báo chí, truyền thông - Ảnh 2.

Toàn cảnh Tọa đàm

Trong lĩnh vực văn hóa, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần khai thác hiệu quả những thế mạnh, nguồn lực của địa phương vào phát triển kinh tế, xã hội. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng bào, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp, công cụ để xóa đói, giảm nghèo hiệu quả; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Nhờ công tác tuyên truyền qua báo chí, truyền thông được triển khai sâu rộng, đa dạng nhiều hình thức nên đã có tác dụng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân cả nước.

PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×