Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp được nhân rộng, phát huy

22/12/2022 | 17:17

Năm 2022, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dần sôi động trở lại, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng, phát huy. Lĩnh vực văn hóa, gia đình tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng.

Bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngành VHTTDL đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chủ đề công tác năm 2022 của Ngành: "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ". Lĩnh vực văn hóa, gia đình tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: Hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Xây dựng dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 05 thông tư.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) ghi danh là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp được nhân rộng, phát huy - Ảnh 1.

Bộ VHTTDL khẳng định: Lĩnh vực văn hóa, gia đình tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Nhiều di sản đang được trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi; chỉnh sửa, xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản thế giới… Đưa 46 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại 42 địa điểm. Đàm phán thành công việc hồi hương ấn vàng từ Pháp về Việt Nam. Ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua các di tích, di sản văn hóa phi vật thể, các bảo tàng từ Trung ương đến địa phương.

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đô thị văn minh; Chỉ thị về tiếp tục hoàn thiện, khai thác và phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và triển khai Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trình Chính phủ trong năm 2023. Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ cưới, lễ tang; Xây dựng Nghị định quy định về khung tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn, tổ dân phố văn hóa, Xã, phường, thị trấn tiêu biểu. Xây dựng 02 thông tư. Hướng dẫn công tác tuyên tuyền các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022….

Phát động triển khai chủ đề công tác năm 2022 của Ngành về "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ". Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Quảng cáo. Tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn; triển lãm tranh cổ động tấm lớn tại một số địa phương; cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không…

Xây dựng văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tổ chức các ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc; Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I và Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc.

Trong lĩnh vực Thư viện, Tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động thư viện trong phục vụ, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030".

Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động, dịch vụ thư viện cho trẻ em và nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số ngành thư viện cho 400 học viên của Sở VHTTDL, Sở VHTT và hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh. Hệ thống thư viện công cộng cả nước được duy trì, củng cố với 63 thư viện cấp tỉnh, 654 thư viện cấp huyện và 2.897 thư viện cấp xã.

Lĩnh vực Điện ảnh, Trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh. Ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BVHTTDL ngày 28/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh và dự kiến ban hành 04 thông tư; tiếp tục xây dựng 03 Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực điện ảnh. Hoàn thành triển khai Đề án thu thập dữ liệu thống kê ngành Điện ảnh- giai đoạn 2.

Xây dựng Đề án "Trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến"; Đề án "Xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam". Ban hành kế hoạch sản xuất và đặt hàng các Chương trình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo năm 2022; Phê duyệt 04 kịch bản phim truyện điện ảnh đăng ký kế hoạch đặt hàng sản xuất phim do Nhà nước đặt hàng năm 2023. Xây dựng kế hoạch đặt hàng sản xuất phim, tài trợ phổ biến phim năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Chỉ đạo, tổ chức các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức thành công Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI. Thẩm định, phân loại và cho phép phát hành: 27 phim truyện Việt Nam, 122 phim truyện nước ngoài, 44 phim tài liệu, khoa học, 26 phim hoạt hình, 22 phim ngắn; cấp 245 Giấy phép văn hóa phẩm xuất nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh…

Nghệ thuật biểu diễn: Tiếp thu ý kiến góp ý, tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học; Nghị định về một số chế độ lao động, tuổi nghỉ hưu đối với nghệ sĩ trong các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn công lập và 03 thông tư.

Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp được nhân rộng, phát huy - Ảnh 2.

Hội nghị Tổng kết Công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 được kết nối với 65 điểm cầu

Xây dựng kế hoạch phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian" giai đoạn 2022-2025, hướng tới 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 85 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức nhiều chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, các Liên hoan sân khấu…

Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: Hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; Đề án quảng bá thương hiệu quốc gia "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam". Tổ chức các triển lãm, Festival mỹ thuật.

Bảo vệ bản quyền tác giả và các quyền liên quan: Hoàn thành gia nhập: Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT)20; Hiệp ước về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (Hiệp ước Marrakesh).

Năm 2022, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Tổ chức tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; Hoàn thiện Đề án phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030. Cấp 10.439 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, tăng 16% so với năm 2021. Thụ lý, giải quyết 31 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, trả lời nghiệp vụ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong quản lý nhà nước về gia đình: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày gia đình Việt Nam 28/6.

Trong năm 2023, Bộ VHTTDL đặt những nhiệm vụ phát triển văn hóa- gia đình gồm: Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; triển khai Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030.

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Mo Mường; phối hợp, hướng dẫn xây dựng hồ sơ Võ Cổ truyền Bình Định và Nghệ thuật Chèo Đồng bằng Bắc bộ trình UNESCO.

Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống thiết chế văn hóa đi đôi với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong kế hoạch năm 2023: Các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp; liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23; cuộc thi và triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc; cuộc thi và triển lãm mỹ thuật Việt Nam; triển lãm điêu khắc toàn quốc; Festival nhiếp ảnh trẻ; Festival nhiếp ảnh quốc tế...

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2023; tổ chức Hội nghị kỷ niệm 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam". Triển khai Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022- 2030; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại: Anh; một số nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Italia); Canada; Argentina; Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản; Hàn Quốc; Ngày văn hóa Việt Nam tại UAE; Singaporevà Malaysia...

Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030./.

Hồng Hà

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×