Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhà hát Cải Lương Việt Nam và những nỗ lực trước cuộc cách mạng 4.0

22/06/2018 | 14:47

Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam – NSƯT Triệu Trung Kiên đã chia sẻ những thành công của nhà hát trong việc đưa nghệ thuật đến với công chúng trong thời gian qua.

+ Nghệ sĩ có thể chia sẻ những thành công trong việc đưa nghệ thuật đến với công chúng qua các chương trình nghệ thuật đặc sắc mà Nhà hát đã dàn dựng?

- Các vở diễn của Nhà hát Cải lương Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây luôn thu hút được một bộ phận khán giả nhất định. Những đêm công diễn các tác phẩm mới luôn đông kín khán giả, khán giả đã phải ngồi thêm ghế phụ, thậm trí nhiều khán giả đã rất độ lượng khi quyết định ngồi cả xuống bậc thềm. Hầu hết khán giả thưởng thức tác phẩm cho đến phút cuối mà còn nán lại thêm để chia vui với các nghệ sỹ.

Vở Cải lương "Hừng đông"

Gần đây nhất là các vở điễn: “Ni sư Hương Tràng”, “Lý triều dựng nghiệp” và đặc biệt là vở “Thầy Ba Đợi” lần đầu tiên có sự kết hợp biểu diễn của nghệ sỹ hai miền Nam – Bắc trong tác phẩm chung kỷ niệm một thế kỷ hình thành và phát triển của Sân khấu Cải lương Việt Nam (1918 – 2018). Tác phẩm đã được khán giả hai miền hết sức tán thưởng.

+ Theo nghệ sĩ, những thuận lợi và khó khăn của đơn vị khi thực hiện các chương trình nghệ thuật là thế nào?

- Thuận lợi đó chính là bề dày truyền thống của Nhà hát với lịch sử hình thành và phát triển 67 năm. Chúng tôi có lực lượng nghệ sỹ sáng tạo hùng hậu và tài năng, lại yêu nghề và gắn bó với Nhà hát. Thêm vào đó, là Nhà hát Cải lương Việt Nam đang là đơn vị công lập, được Nhà nước bảo trợ. Đặc biệt, chúng tôi có một bộ phận khán giả yêu quý.

Vở Cải lương Thầy Ba Đợi của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã gây nhiều chú ý trong thời gian gần đây

Thuận lợi là thế nhưng không tránh khỏi những khó khăn và khó khăn này chính là tình hình chung của nghệ thuật truyền thống. Khi xã hội đã có những chuyển biến mạnh mẽ, sự đổ bộ ồ ạt của những thông tin giải trí thế giới vào Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 đã gõ cửa từng nhà, cơ chế quản lý chưa được đổi mới, Nhà hát chưa có rạp để biểu diễn, nghệ sỹ sáng tạo chưa sống được bằng nghề, lực lượng Nghệ sỹ trẻ khan hiếm, đại bộ phận các tầng lớp khán giả không còn mấy quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân tộc và nhiều khó khăn khác…

+ Ông có thể cho biết trong thời gian qua, Nhà hát đã có những hoạt động hợp tác quốc tế gì nhằm quảng bá nghệ thuật văn hóa truyền thống của Việt Nam và nâng cao trình độ diễn xuất cho các nghệ sĩ?

- Từ trước tới giờ, các hoạt động hợp tác Quốc tế ở Nhà hát chúng tôi chưa nhiều. Trong giời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai công tác này vì nó sẽ góp phần quảng bá Nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam ra thế giới. nhằm mục đích sẽ có thêm nhiều khán giả hiểu về loại hình sân khấu dân tộc này, cũng như  giúp nghệ sỹ có điều kiện mở rộng tầm mắt, tiếp thu, học hỏi các kỹ năng, công nghệ hiện đại của bạn bè thế giới để tiến hành cải cách các hoạt động của Nhà hát.

+ Nghệ thuật biểu diễn là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành văn hóa trong cuộc cách mạng 4.0. Vậy Nhà hát Cải lương có định hướng gì để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động?

- Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu mang tính quy luật và đã được dự báo trước đang đặt đất nước chúng ta trước cơ hội và thách thức. Văn hóa, nghệ thuật cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Văn hóa – nghệ thuật được đặt trước hoàn cảnh mới cần phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Vở Cải lương "Ni si Hương Tràng"

Hiện nay, quá trình chuyển biến để thích nghi diễn ra rất chậm không chỉ đối với văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên, nghệ thuật cần chuẩn bị trước cho mình tư thế sẵn sàng.

Chúng tôi cũng đã mường tượng được rằng mình sẽ phải làm gì. Nhưng cơ chế quản lý chưa kịp đổi mới, cũng như những tồn tại cố hữu trong phương thức hoạt động cũ đã chưa tạo thuận lợi cho chúng tôi có được những cải cách lúc này. Có thể mường tượng rằng, xã hội tương lai với sự chiếm lĩnh của cách mạng công nghiệp 4.0, văn hóa - nghệ thuật không những mất đi mà càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhằm giúp con người giảm bớt áp lực với công việc và cuộc sống. Phương thức phục vụ của nghệ thuật sẽ phải thay đổi cả về lượng và chất.

Các chương trình nghệ thuật sẽ phải tìm ra nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận, phục vụ công chúng một cách tiện dụng và thu hút nhất. Các tác phẩm ngoài việc phục vụ theo lề lối truyền thống thì cần được số hóa và áp dụng công nghệ quản lý, hoạt động tiên tiến (Việc này hoàn toàn khác với xu hướng video hóa những năm 90 của thế kỷ XX trước đây). Các tác phẩm sân khấu sẽ phải áp dụng các công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sáng tạo, xóa nhòa ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật bao gồm: văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân khấu, kiến trúc và điện ảnh… tiếp thu công nghệ quản lý, quảng bá, truyền thông, kinh doanh nghệ thuật tiên tiến.

Cải cách và đề xuất những phương pháp sáng tạo mới theo xu hướng giải phóng tối đa sức sáng tạo của người nghệ sỹ. Riêng với Cải lương, cần có cuộc cách mạng làm Cải lương thay da đổi thịt trên cơ sở bảo tồn những giá trị cốt lõi, truyền thống. Hội nhập với nghệ thuật sân khấu đương đại thế giới. Sản xuất và quảng bá các chương trình nghệ thuật theo phương thức truyền thông đa phương tiện, kết hợp đa loại hình, áp dụng tự động hóa thậm chí cả công nghệ sinh học và vật lý hiện đại… Áp dụng công nghệ quản lý, kinh doanh nghệ thuật mới, trong đó tận dụng công nghệ số, mạng Internet, mạng xã hội ….Nếu có những chiến lược đúng đắn, thì cuộc cách mạng khoa học 4.0, dù đem đến nhiều thách thức, nhưng sẽ là cơ hội để nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, dân tộc có thể vượt qua thời khắc sinh tử lúc này.

+ Việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, khi chủ trương xã hội hóa và sáp nhập các đơn vị nghệ thuật được thực hiện một cách triệt để và mạnh mẽ. Vậy hướng đi nào để bảo tồn loại hình nghệ thuật này?

- Thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa đúng hướng, có tính toán kỹ lưỡng và vẫn cần thiết phải phòng trừ những cơ chế bảo trợ của Nhà nước khi cần thiết.

Muốn bảo tồn những giá trị cũ, trước tiên phải du nhập những giá trị mới, hòa nhập với các xu hướng nghệ thuật đương đại thế giới, khi mà xu hướng của phần lớn công chúng hiện nay gần như được mặc định là không mặn mà với những giá trị cũ. Việc đổi mới, tiếp cận, triển khai những giá trị mới, đương đại chính là cách thức làm cho nghệ thuật truyền thống trở nên gần gũi hơn, hòa nhập, có tiếng nói chung với công chúng hiện đại.

Để từ đó, dẫn dắt họ tìm lại những giá trị cốt lõi, bền vững và quý giá của truyền thống. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng các đồng nghiệp thân thiết trong cả nước xây dựng các tác phẩm sân khấu Cải lương thử nghiệm cùng các phương thức quản lý, quảng bá và giới thiệu tác phẩm theo xu thế mới. Để tìm tòi, đón đầu và dần tiếp cận với xu hướng phát triển mới của đời sống xã hội là sự chiếm lĩnh tất yếu của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Lưu giữ vốn quý của Nghệ thuật Truyền thống, dân tộc thông qua phương thức bảo tồn nguyên trạng, lẫy đó là “kho dữ liệu nền tảng” cho cải cách, đổi mới.

Tăng cường những chính sách, liên kết đa phương đảm bảo đời sống cho lực lượng Nghệ sỹ sáng tạo.

Cải cách, chú trọng công tác đào tạo theo xu hướng, quan điểm mới.

Bằng nhiều phương thức để kích cầu, xây dựng, làm xuất hiện thị trường nghệ thuật thực sự./.

* Xin chân thành cảm ơn NSƯT Trung Kiên!

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×