Nâng tầm lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo thành thương hiệu của tỉnh Sóc Trăng
20/07/2012 | 10:00(VP) - Đây là nội dung được đưa ra tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái với đoàn lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn vào chiều 19/7.
Cùng tham dự buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch; Cục Di sản văn hoá; Cục Văn hoá cơ sở, Vụ Văn hoá dân tộc; Vụ Kế hoạch, Tài chính; Văn phòng Bộ và Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam.
Về phía tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Dương Xà Kha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đồng chí Nguyễn Tánh, Giám đốc Sở VHTTDL; đại diện Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, ông Trần Lái, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng đã báo cáo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái về nội dung Đề án tổ chức “Festival Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất - tỉnh Sóc Trăng năm 2012”.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi họp
Theo đó, được tổ chức hàng năm vào dịp Rằm tháng Ca đấc (tương đương ngày 15/10 âm lịch) và kéo dài trong 3-4 ngày, bao gồm một số hoạt động trọng điểm mang đậm bản sắc văn hoá Khmer và các hoạt động hỗ trợ mang tính chất văn hoá vùng miền, văn hoá của các cộng đồng sinh sống ở Sóc Trăng cũng như trên địa bàn đồng bằng Sông Cửu Long.
Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo bao gồm 2 phần: Phần lễ là cúng trăng, đút cốm dẹp, bày tỏ sự tri ân và ước vọng của người dân Khmer trồng lúa nước; Phần hội là hoạt động đua ghe Ngo - đây là hoạt động thể thao tiêu biểu mang tính tập thể, ẩn chứa dấu ấn lịch sử, tinh thần thượng võ trong quá trình phát triển của cộng đồng Khmer vùng Nam Bộ.
Ngày nay, Lễ hội ngày càng trở nên phổ biến, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, lễ hội đua ghe Ngo đã và đang trở thành ngày hội và thương hiệu văn hóa du lịch của Sóc Trăng.
Trên cơ sở đó, báo cáo nhấn mạnh, việc hướng tới một Festival đua ghe Ngo tại Sóc Trăng mang tầm quốc tế ở Đông Nam Á với sự tham gia của Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.. là một định hướng hiện thực và đầy triển vọng.
Theo đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Trong các lễ hội truyền thống, Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo là một lễ hội ấn tượng, hoành tráng, từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nhân dân Sóc Trăng nói riêng.
Việc tổ chức “Festival Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất - tỉnh Sóc Trăng năm 2012” được dựa trên cơ sở một di sản văn hoá có sẵn, trước đây đã được tổ chức hàng năm, nay nâng tầm lên thành sự kiện quy mô lớn hơn, có sức thu hút rộng rãi hơn. Đây cũng là cơ hội để tôn vinh văn hoá, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân về việc bảo tồn di sản văn hoá, đồng thời mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho đồng bào Khmer và tỉnh Sóc Trăng.
Toàn cảnh buổi họp
Bày tỏ ủng hộ việc Sóc Trăng đề nghị nâng tầm tổ chức sự kiện này ở quy mô lớn hơn, tiến tới có sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Malaysia… tuy nhiên hầu hết các đại biểu đều cho rằng, cần nghiên cứu, đề xuất tên gọi khác phù hợp với tính chất, quy mô của sự kiện này nhằm đảm bảo mục đích yêu cầu nhưng không làm mất đi tính thiêng của một lễ hội văn hoá dân gian. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng lưu ý, trong Đề án, tỉnh Sóc Trăng cần hết sức chú ý làm rõ, lý do tại sao phải nâng tầm sự kiện này lên quy mô lớn hơn và tiến tới có sự tham gia của quốc tế như trong phần kiến nghị nêu tại Đề án.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái bày tỏ ủng hộ chủ trương Sóc Trăng nâng tầm tổ chức sự kiện này, đồng thời đề nghị tỉnh Sóc Trăng và bộ phận tư vấn cần sớm hoàn thiện Đề án một cách bài bản, trong đó đặc biệt lưu ý nêu bật lý do vì sao nâng tầm tổ chức sự kiện này và tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ VHTTDL trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng đề nghị, trong Lễ khai mạc, nội dung chương trình cần phải nói lên được nghi lễ của Lễ hội Óoc Om Bóc. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cần hết sức chú ý nhấn mạnh các yếu tố văn hoá Khmer trong các khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại Festival nhằm đảm bảo mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện này.
HCTC
Về phía tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Dương Xà Kha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đồng chí Nguyễn Tánh, Giám đốc Sở VHTTDL; đại diện Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, ông Trần Lái, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng đã báo cáo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái về nội dung Đề án tổ chức “Festival Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất - tỉnh Sóc Trăng năm 2012”.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi họp
Theo đó, được tổ chức hàng năm vào dịp Rằm tháng Ca đấc (tương đương ngày 15/10 âm lịch) và kéo dài trong 3-4 ngày, bao gồm một số hoạt động trọng điểm mang đậm bản sắc văn hoá Khmer và các hoạt động hỗ trợ mang tính chất văn hoá vùng miền, văn hoá của các cộng đồng sinh sống ở Sóc Trăng cũng như trên địa bàn đồng bằng Sông Cửu Long.
Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo bao gồm 2 phần: Phần lễ là cúng trăng, đút cốm dẹp, bày tỏ sự tri ân và ước vọng của người dân Khmer trồng lúa nước; Phần hội là hoạt động đua ghe Ngo - đây là hoạt động thể thao tiêu biểu mang tính tập thể, ẩn chứa dấu ấn lịch sử, tinh thần thượng võ trong quá trình phát triển của cộng đồng Khmer vùng Nam Bộ.
Ngày nay, Lễ hội ngày càng trở nên phổ biến, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, lễ hội đua ghe Ngo đã và đang trở thành ngày hội và thương hiệu văn hóa du lịch của Sóc Trăng.
Trên cơ sở đó, báo cáo nhấn mạnh, việc hướng tới một Festival đua ghe Ngo tại Sóc Trăng mang tầm quốc tế ở Đông Nam Á với sự tham gia của Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.. là một định hướng hiện thực và đầy triển vọng.
Theo đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Trong các lễ hội truyền thống, Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo là một lễ hội ấn tượng, hoành tráng, từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nhân dân Sóc Trăng nói riêng.
Việc tổ chức “Festival Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất - tỉnh Sóc Trăng năm 2012” được dựa trên cơ sở một di sản văn hoá có sẵn, trước đây đã được tổ chức hàng năm, nay nâng tầm lên thành sự kiện quy mô lớn hơn, có sức thu hút rộng rãi hơn. Đây cũng là cơ hội để tôn vinh văn hoá, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân về việc bảo tồn di sản văn hoá, đồng thời mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho đồng bào Khmer và tỉnh Sóc Trăng.
Toàn cảnh buổi họp
Bày tỏ ủng hộ việc Sóc Trăng đề nghị nâng tầm tổ chức sự kiện này ở quy mô lớn hơn, tiến tới có sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Malaysia… tuy nhiên hầu hết các đại biểu đều cho rằng, cần nghiên cứu, đề xuất tên gọi khác phù hợp với tính chất, quy mô của sự kiện này nhằm đảm bảo mục đích yêu cầu nhưng không làm mất đi tính thiêng của một lễ hội văn hoá dân gian. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng lưu ý, trong Đề án, tỉnh Sóc Trăng cần hết sức chú ý làm rõ, lý do tại sao phải nâng tầm sự kiện này lên quy mô lớn hơn và tiến tới có sự tham gia của quốc tế như trong phần kiến nghị nêu tại Đề án.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái bày tỏ ủng hộ chủ trương Sóc Trăng nâng tầm tổ chức sự kiện này, đồng thời đề nghị tỉnh Sóc Trăng và bộ phận tư vấn cần sớm hoàn thiện Đề án một cách bài bản, trong đó đặc biệt lưu ý nêu bật lý do vì sao nâng tầm tổ chức sự kiện này và tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ VHTTDL trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng đề nghị, trong Lễ khai mạc, nội dung chương trình cần phải nói lên được nghi lễ của Lễ hội Óoc Om Bóc. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cần hết sức chú ý nhấn mạnh các yếu tố văn hoá Khmer trong các khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại Festival nhằm đảm bảo mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện này.
HCTC