Một số thông tin chung về Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021
12/03/2021 | 15:29A. VỀ CUỘC THI
I. MỤC ĐÍCH
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là hoạt động dành cho học sinh và sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên, một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
II. ĐỐI TƯỢNG
Cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên cả nước.
III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
GIẢI CÁ NHÂN
1. Giải thưởng chính
Giải thưởng của Cuộc thi gắn với cấp học thí sinh dự thi như sau: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên:
- 04 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu.
- 08 giải Nhất.
- 16 giải Nhì.
- 52 giải Ba.
- 180 giải Khuyến khích.
2. Giải chuyên đề
a) Đối tượng học sinh: 24 giải
+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;
+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất;
+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất;
+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc song ngữ hay nhất;
+ Bài thơ khuyến đọc hay nhất;
+ Câu chuyện viết tiếp hay nhất;
+ Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất;
+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.
b) Đối tượng sinh viên: 02 giải
+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;
+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.
c) Bài dự thi của người khiếm thị xuất sắc nhất: 01 giải.
d) Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất: 01 giải
GIẢI TẬP THỂ
1. Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 04 giải giành cho 04 cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường đại học/học viện).
2. Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 giải.
3. Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo: 10 giải dành cho các đơn vị đầu mối tổ chức thuộc các Bộ, ngành và các địa phương./.
B. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI
I. VÒNG SƠ KHẢO:
1. Thời gian: Từ tháng 3 đến hết ngày 31/7/2021.
2. Đơn vị tổ chức vòng sơ khảo:
- Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an): Xây dựng kế hoạch và triển khai đối với sinh viên đang theo học tại các đại học/học viện thuộc Bộ Công an.
- Các địa phương (thư viện công cộng cấp tỉnh là đầu mối): Xây dựng kế hoạch và triển khai tới học sinh, sinh viên trên địa bàn.
- Hội Người mù Việt Nam: Xây dựng kế hoạch và triển khai vòng sơ khảo đối với đối tượng học sinh, sinh viên khiếm thị
- Các trường đại học/học viện có tổ chức vòng sơ khảo (Thư viện hoặc Trung tâm Thông tin Thư viện là đầu mối): Xây dựng kế hoạch và triển khai vòng sơ khảo cuộc thi đối với các đối tượng sinh viên nhà trường.
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: xây dựng kế hoạch và triển khai vòng sơ khảo cuộc thi đối với các đối tượng học sinh, sinh viên tại các địa phương, trường đại học/học viện không triển khai tổ chức vòng sơ khảo (các thí sinh tự do).
3. Hoạt động của Ban Tổ chức:
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai tổ chức Vòng sơ khảo.
- Tham dự các lễ Phát động, tổng kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc vòng sơ khảo. Dự kiến, tham dự lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc vòng sơ khảo tại tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và một số đơn vị, địa phương khác (tháng 3, tháng 4 - thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19).
II. VÒNG CHUNG KẾT:
1. Thời gian: Từ ngày 01/8 đến cuối tháng 10/2021.
2. Kế hoạch:
a) Tổ chức chấm, chọn bài thi:
- Nhận bài dự thi vòng chung kết: Hạn cuối cùng trước ngày 05/8/2021.
- Tổng hợp, phân loại phục vụ Ban Giám khảo chấm thi: Tháng 8/2021.
- Đăng tải bình chọn clip, chấm bài thi: Tháng 9/2021.
- Hoàn thiện hồ sơ cơ cấu giải, tài trợ, tặng phẩm: Tháng 10/2021
b) Tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc 2021:
- Thời gian: Tháng 10/2021
- Địa điểm: Hà Nội
- Hình thức tổ chức:
+ Lễ Tổng kết và trao giải.
+ Chương trình gặp gỡ, giao lưu với các thí sinh đạt giải./.