Làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác soạn thảo, ban hành, văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL
25/11/2014 | 15:33Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2014.
Tham buổi làm việc, về phía Đoàn kiểm tra liên ngành có đồng chí Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - Trưởng đoàn, đại diện các Bộ: Tài chính, Nội vụ và các Cục, Vụ chức năng của Bộ Tư pháp. Về phía Bộ VHTTDL có đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đại diện lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hóa cơ sở, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thể dục thể thao.
Bên cạnh việc chủ động xây dựng và đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì Bộ VHTTDL là 1 trong 6 Bộ, ngành tính đến thời điểm báo cáo không nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn 2012-2014 được Bộ tiến hành một cách thường xuyên. Hàng năm, Bộ đều phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch để làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả. Từ năm 2012 đến nay, Bộ đã kiểm tra 1.202 văn bản, trong đó tự kiểm tra 78 văn bản và kiểm tra theo thẩm quyền 1.124 văn bản là các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Qua tự kiểm tra cho thấy, về cơ bản, việc ban hành đã đảm bảo về trình tự, thủ tục và nội dung, phù hợp với thực tiễn.
Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng được tiến hành thường xuyên để làm cơ sở cho việc kiểm tra được thực hiện một cách liền mạch, Bộ VHTTDL là đơn vị đầu tiên trong các Bộ, ngành công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu đúng với quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ VHTTDL trong thời gian qua, mặc dù là một công việc mới, khó nhưng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về công tác pháp điển, Bộ VHTTDL cũng đã lập danh mục các văn bản theo các chủ đề và đề mục, gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề. Đối với công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ VHTTDL được Bộ Tư pháp đánh giá là thực hiện một cách tương đối bài bản, nghiêm túc và có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp - Lê Thanh Liêm chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2014: Một số Sở VHTTDL thuộc UBND các tỉnh còn chưa chủ động tham mưu cho, Bộ, HĐND, UBND tỉnh ban hành kịp thời các quy định triển khai tại địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao chưa hoàn thiện và cũng khó hoàn thiện trong thời gian ngắn tới đây, vì vậy công tác pháp điển sẽ bị kéo dài, việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có lúc còn lúng túng vì văn bản gốc được sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp tiến hành hợp nhất. Cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa không chuyên trách, chỉ là kiêm nhiệm, mà khối lượng công việc lớn, không có phụ cấp nên có những khó khăn trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, có quá nhiều loại báo cáo, riêng về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 có khoảng gần gần 20 báo cáo (tháng, quý, năm) trong đó có sự trùng lặp (Báo cáo năm vào tháng 10 hàng năm theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, báo cáo cuối năm dự kiến vào tháng 12/2014) dẫn đến khó khăn tỏng việc bố trí nhân lực để làm báo cáo và thực sự không phù hợp thực tế công tác kiểm tra.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bộ VHTTDL đã đạt được trong giai đoạn 2012-2014, đồng chí Lê Hồng Sơn khẳng định: trong những năm qua, Bộ VHTTDL là một trong các Bộ có sự phối hợp tích cực và hiệu quả với Bộ Tư pháp từ đó nâng cao công tác tư pháp, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành VHTTDL.
Tại cuộc họp, đồng chí Lê Hồng Sơn và đại diện các Bộ, ngành, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL đã có những trao đổi, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời cũng đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2014 gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đình Hiếu/Vụ Pháp chế
Toàn cảnh buổi làm việc
Trong giai đoạn 2012-2014 công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL đã đạt nhiều kết quả tích cực. Từ tháng 10/2011 đến nay, Bộ VHTTDL đã ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền 78 Thông tư và Thông tư liên tịch để làm cơ sở quản lý nhà nước của Ngành. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và các văn bản hướng dẫn Luật. Bên cạnh việc chủ động xây dựng và đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì Bộ VHTTDL là 1 trong 6 Bộ, ngành tính đến thời điểm báo cáo không nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn 2012-2014 được Bộ tiến hành một cách thường xuyên. Hàng năm, Bộ đều phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch để làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả. Từ năm 2012 đến nay, Bộ đã kiểm tra 1.202 văn bản, trong đó tự kiểm tra 78 văn bản và kiểm tra theo thẩm quyền 1.124 văn bản là các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Qua tự kiểm tra cho thấy, về cơ bản, việc ban hành đã đảm bảo về trình tự, thủ tục và nội dung, phù hợp với thực tiễn.
Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng được tiến hành thường xuyên để làm cơ sở cho việc kiểm tra được thực hiện một cách liền mạch, Bộ VHTTDL là đơn vị đầu tiên trong các Bộ, ngành công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu đúng với quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ VHTTDL trong thời gian qua, mặc dù là một công việc mới, khó nhưng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về công tác pháp điển, Bộ VHTTDL cũng đã lập danh mục các văn bản theo các chủ đề và đề mục, gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề. Đối với công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ VHTTDL được Bộ Tư pháp đánh giá là thực hiện một cách tương đối bài bản, nghiêm túc và có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp - Lê Thanh Liêm chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2014: Một số Sở VHTTDL thuộc UBND các tỉnh còn chưa chủ động tham mưu cho, Bộ, HĐND, UBND tỉnh ban hành kịp thời các quy định triển khai tại địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao chưa hoàn thiện và cũng khó hoàn thiện trong thời gian ngắn tới đây, vì vậy công tác pháp điển sẽ bị kéo dài, việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có lúc còn lúng túng vì văn bản gốc được sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp tiến hành hợp nhất. Cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa không chuyên trách, chỉ là kiêm nhiệm, mà khối lượng công việc lớn, không có phụ cấp nên có những khó khăn trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, có quá nhiều loại báo cáo, riêng về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 có khoảng gần gần 20 báo cáo (tháng, quý, năm) trong đó có sự trùng lặp (Báo cáo năm vào tháng 10 hàng năm theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, báo cáo cuối năm dự kiến vào tháng 12/2014) dẫn đến khó khăn tỏng việc bố trí nhân lực để làm báo cáo và thực sự không phù hợp thực tế công tác kiểm tra.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bộ VHTTDL đã đạt được trong giai đoạn 2012-2014, đồng chí Lê Hồng Sơn khẳng định: trong những năm qua, Bộ VHTTDL là một trong các Bộ có sự phối hợp tích cực và hiệu quả với Bộ Tư pháp từ đó nâng cao công tác tư pháp, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành VHTTDL.
Tại cuộc họp, đồng chí Lê Hồng Sơn và đại diện các Bộ, ngành, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL đã có những trao đổi, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời cũng đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2014 gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đình Hiếu/Vụ Pháp chế