Khai mạc Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ”
27/06/2012 | 16:20(VP) - Ngày 26/6, tại Đà Nẵng, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ tổ chức Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ”.
Đây là hội thảo lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, các đại biểu sẽ khám phá và nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong mối giao lưu văn hóa đa chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ và thảo ra chiều hướng hợp tác cho tương lai.
Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, ông T.B Ekanayake, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Sri Lanka; Ông Suresh Kumar Goei, Thứ trưởng, Giám đốc Hội đồng Giao lưu văn hóa Ấn Độ; ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ông K.G.I Amrasinghe, Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe hơn 30 bản tham luận, tập trung vào bốn chủ đề chính là: “Nghệ thuật điêu khắc Chăm: Khám phá những liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ”; “Đền tháp Chăm- Mối liên hệ mang tính kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ”; “Di sản văn hóa chữ Phạn và chữ Chăm khắc cổ”; Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, trùng tu từ các di sản thế giới: Mỹ Sơn, Angkor Vát, Ta Prohm, Vat Phu...
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, trong những năm qua, các nhà nghiên cứu của Việt Nam, Ấn Độ đã tiến hành nhiều đề tài nhằm làm rõ thêm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, nghiên cứu văn hóa, văn minh người Chăm, càng cho thấy mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ lâu đời. Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ” được tổ chức sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời giúp các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn các di tích.
Theo Ngài Rajit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, hội thảo sẽ nghiên cứu các khía cạnh giao lưu văn hóa khác nhau diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, đồng thời mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong việc tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia Ấn Độ của Viện khảo cổ Ấn Độ học hỏi về chuyên môn của các học giả Việt Nam, những người đã nghiên cứu Mỹ Sơn.
Hội thảo diễn ra đến hết ngày 27/6/2012.
HCTC
Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, ông T.B Ekanayake, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Sri Lanka; Ông Suresh Kumar Goei, Thứ trưởng, Giám đốc Hội đồng Giao lưu văn hóa Ấn Độ; ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ông K.G.I Amrasinghe, Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe hơn 30 bản tham luận, tập trung vào bốn chủ đề chính là: “Nghệ thuật điêu khắc Chăm: Khám phá những liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ”; “Đền tháp Chăm- Mối liên hệ mang tính kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ”; “Di sản văn hóa chữ Phạn và chữ Chăm khắc cổ”; Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, trùng tu từ các di sản thế giới: Mỹ Sơn, Angkor Vát, Ta Prohm, Vat Phu...
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, trong những năm qua, các nhà nghiên cứu của Việt Nam, Ấn Độ đã tiến hành nhiều đề tài nhằm làm rõ thêm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, nghiên cứu văn hóa, văn minh người Chăm, càng cho thấy mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ lâu đời. Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ” được tổ chức sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời giúp các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn các di tích.
Theo Ngài Rajit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, hội thảo sẽ nghiên cứu các khía cạnh giao lưu văn hóa khác nhau diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, đồng thời mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong việc tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia Ấn Độ của Viện khảo cổ Ấn Độ học hỏi về chuyên môn của các học giả Việt Nam, những người đã nghiên cứu Mỹ Sơn.
Hội thảo diễn ra đến hết ngày 27/6/2012.
HCTC