Khai mạc Hội thảo “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá”
15/12/2011 | 15:02(VP)- Sáng 15/12, tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá” đã chính thức khai mạc
Tới dự Hội thảo về phía Bộ VHTTDL có: đ/c Nguyễn Văn Tình – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế; đ/c Hồ Việt Hà – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; đại diện Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Triển lãm; Cục Di sản văn hoá...
Về phía các đại biểu quốc tế có: bà Anne-Marie Autissier – Giảng viên Viện Nghiên cứu châu Âu; ông Simon Farley – Giám đốc dự án phát triển công nghiệp sáng tạo, Hội đồng Anh (Thái Lan); TS. Patrick Foehl – Chuyên gia và cố vấn của Sở văn hóa Berlin (Đức); đại diện các tổ chức quốc tê… Tham dự Hội thảo còn có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động trong lĩnh chính sách văn hoá của Việt Nam và thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tình – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho rằng, Hội thảo “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá” được tổ chức lần này, có sự tham dự của các trung tâm văn hoá châu Âu tại Việt Nam (Viện Goethe, Trung tâm Văn hoá Pháp L´Espace, Hội đồng Anh…) nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nước châu Âu và Việt Nam về việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực văn hoá. Hội thảo cũng là cơ hội để những người hoạt động văn hoá nghệ thuật tại Việt Nam được tiếp cận với các mô hình, chính sách, sáng kiến văn hoá tại châu Âu, kết nối các mạng lưới hợp tác văn hoá châu Âu và châu Á.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo cũng bàn về những cách thức và những vấn đề đặt ra trong việc hợp tác văn hoá giữa các quốc gia, châu lục trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Hội thảo “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá” là diễn đàn đối thoại trao đổi, học hỏi kinh nghiệm một số vấn đề quan trọng về chính sách văn hoá trong công tác quản lý, ông Nguyễn Văn Tình nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cũng trao đổi và thảo luận những vấn đề liên quan tới chính sách văn hoá và quản lý văn hoá như: Nhà nước có những hình thức hỗ trợ nào đối với hoạt động văn hóa và để xây dựng một cơ sở hạ tầng văn hóa để mỗi người dân có thể được hưởng và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn? Làm thế nào để các nhà tài trợ từ khu vực tư nhân có thể tham gia đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa và hiện nay có những khả năng nào để các lĩnh vực công tư có thể kết hợp với nhau để đầu tư vào văn hóa?...
Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia Việt Nam và châu Âu trao đổi với nhau về những yếu tố thành công đối với chính sách văn hóa, trong tương lai có thể có ích cho sự phát triển năng động của Việt Nam. Thông qua các tham luận của các diễn giả và phần thảo luận của các đại biểu cũng như những kiến nghị về cơ chế, chính sách, hay những đề xuất, sáng kiến giúp các nhà quản lý có thể hoàn thiện chính sách văn hoá thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho văn hoá, hướng tới mục tiêu cuối cùng là mở rộng sự tham gia của người dân vào lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá.
Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Goethe tổ chức sẽ kéo dài hết ngày 16/12/2011.
HCTC
Về phía các đại biểu quốc tế có: bà Anne-Marie Autissier – Giảng viên Viện Nghiên cứu châu Âu; ông Simon Farley – Giám đốc dự án phát triển công nghiệp sáng tạo, Hội đồng Anh (Thái Lan); TS. Patrick Foehl – Chuyên gia và cố vấn của Sở văn hóa Berlin (Đức); đại diện các tổ chức quốc tê… Tham dự Hội thảo còn có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động trong lĩnh chính sách văn hoá của Việt Nam và thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tình – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho rằng, Hội thảo “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá” được tổ chức lần này, có sự tham dự của các trung tâm văn hoá châu Âu tại Việt Nam (Viện Goethe, Trung tâm Văn hoá Pháp L´Espace, Hội đồng Anh…) nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nước châu Âu và Việt Nam về việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực văn hoá. Hội thảo cũng là cơ hội để những người hoạt động văn hoá nghệ thuật tại Việt Nam được tiếp cận với các mô hình, chính sách, sáng kiến văn hoá tại châu Âu, kết nối các mạng lưới hợp tác văn hoá châu Âu và châu Á.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo cũng bàn về những cách thức và những vấn đề đặt ra trong việc hợp tác văn hoá giữa các quốc gia, châu lục trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Hội thảo “Chính sách văn hoá và quản lý văn hoá bền vững trong thế giới toàn cầu hoá” là diễn đàn đối thoại trao đổi, học hỏi kinh nghiệm một số vấn đề quan trọng về chính sách văn hoá trong công tác quản lý, ông Nguyễn Văn Tình nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cũng trao đổi và thảo luận những vấn đề liên quan tới chính sách văn hoá và quản lý văn hoá như: Nhà nước có những hình thức hỗ trợ nào đối với hoạt động văn hóa và để xây dựng một cơ sở hạ tầng văn hóa để mỗi người dân có thể được hưởng và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn? Làm thế nào để các nhà tài trợ từ khu vực tư nhân có thể tham gia đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa và hiện nay có những khả năng nào để các lĩnh vực công tư có thể kết hợp với nhau để đầu tư vào văn hóa?...
Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia Việt Nam và châu Âu trao đổi với nhau về những yếu tố thành công đối với chính sách văn hóa, trong tương lai có thể có ích cho sự phát triển năng động của Việt Nam. Thông qua các tham luận của các diễn giả và phần thảo luận của các đại biểu cũng như những kiến nghị về cơ chế, chính sách, hay những đề xuất, sáng kiến giúp các nhà quản lý có thể hoàn thiện chính sách văn hoá thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho văn hoá, hướng tới mục tiêu cuối cùng là mở rộng sự tham gia của người dân vào lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá.
Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Goethe tổ chức sẽ kéo dài hết ngày 16/12/2011.
HCTC