Huy động trí tuệ của giới sử học để biên soạn bộ Quốc sử Việt Nam
29/11/2016 | 17:41Đây là nhiệm vụ quan trọng mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1966 - 2016) vừa diễn ra sáng nay.
Sáng 29/11, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1966 - 2016). Tới dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Về phía Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên.
Báo cáo do Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (KHLSVN) Phan Huy Lê Hội nêu rõ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ra đời với Đại hội thành lập ngày 2/6/1966. Đây là một trong những Hội khoa học được thành lập vào sớm ở nước ta. Gần 50 năm qua, Hội Sử học Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước..Với tư cách là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, Hội đã tập hợp được đông đảo các nhà sử học từ Trung ương tới địa phương, bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Trong sự nghiệp đổi mới, nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình được xuất bản đã góp phần nâng cao nhận thức về con đường đã qua và củng cố niềm tin vào bước đường đi tới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc bị xâm phạm, các nhà sử học đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những chứng cứ lịch sử góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, góp phần tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Lễ kỷ niệm
Trải qua 7 nhiệm kỳ Đại hội, đến nay, Hội KHLSVN có 33 Hội cấp tỉnh, thành phố, 4 Hội chuyên ngành và 22 Chi hội của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo sử học Trung ương. Hội gồm 59 Hội và Chi hội thành viên với tổng số 5.222 hội viên. Hội KHLSVN có mặt trên các tỉnh/ thành phố quan trọng trong tất cả các cơ quan nghiên cứu và đào tạo sử học trung ương.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê báo cáo lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của Hội
Phương thức hoạt động chủ yếu của Hội KHLSVN là tập hợp giới sử học cả nước và liên kết chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo sử học thông qua các hội thảo khoa học, diễn đàn sử học, tổ chức đề toi nghiên cứu khoa học để định hướng và đẩy mạnh sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê vinh dự là 1 trong 2 người của Hội KHLSVN được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Độc lập
Có thể khẳng định, Hội KHLSVN đã thực sự đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển tổ chức cũng như các hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục tiêu của Hội. Hội đã đồng hàng cùng giới sử học cả nước góp phần tích cực đẩy mạnh sự phát triển của nền sử học Việt Nam, đạt được nhiều kết quả trên các phương diện nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức về lịch sử nhất là lịch sử dân tộc cũng như phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống và phản biện, tư vấn về lịch sử và văn hoá.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu đạt được trong thời gian qua của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu đạt đươcj trong thời gian qua của Hội KHLSVN. Đồng thời nhấn mạnh, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giới sử học cả nước cần tiếp tục phát huy tính tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới khoa học lịch sử, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn thời gian tới, Hội cần chú trọng tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, lịch sử đã diễn ra và tồn tại một cách khách quan, trách nhiệm hàng đầu của các nhà sử học là bằng một hệ thống lý thuyết và phương pháp tiếp cận khoa học, phục dựng lại những trang sử của quá khứ và đánh giá lịch sử một cách trung thực, khách quan nhất. Hội cần tập trung công sức, huy động trí tuệ của giới sử học để hoàn thành với chất lượng cao nhất nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử Việt Nam. Đây sẽ là một cống hiến to lớn của giới sử học đối với đất nước.
Chủ tịch nước tin tưởng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giới sử học cả nước nhất định sẽ giành được những kết quả, thành tích to lớn hơn nữa trên lĩnh vực khoa học lịch sử. Qua đó, đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN Dương Trung Quốc cũng đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. (Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên trao tặng bằng khen.)
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Huân chương Độc lập cho Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê./.
Báo cáo do Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (KHLSVN) Phan Huy Lê Hội nêu rõ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ra đời với Đại hội thành lập ngày 2/6/1966. Đây là một trong những Hội khoa học được thành lập vào sớm ở nước ta. Gần 50 năm qua, Hội Sử học Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước..Với tư cách là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, Hội đã tập hợp được đông đảo các nhà sử học từ Trung ương tới địa phương, bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Trong sự nghiệp đổi mới, nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình được xuất bản đã góp phần nâng cao nhận thức về con đường đã qua và củng cố niềm tin vào bước đường đi tới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc bị xâm phạm, các nhà sử học đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những chứng cứ lịch sử góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, góp phần tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Lễ kỷ niệm
Trải qua 7 nhiệm kỳ Đại hội, đến nay, Hội KHLSVN có 33 Hội cấp tỉnh, thành phố, 4 Hội chuyên ngành và 22 Chi hội của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo sử học Trung ương. Hội gồm 59 Hội và Chi hội thành viên với tổng số 5.222 hội viên. Hội KHLSVN có mặt trên các tỉnh/ thành phố quan trọng trong tất cả các cơ quan nghiên cứu và đào tạo sử học trung ương.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê báo cáo lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của Hội
Phương thức hoạt động chủ yếu của Hội KHLSVN là tập hợp giới sử học cả nước và liên kết chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo sử học thông qua các hội thảo khoa học, diễn đàn sử học, tổ chức đề toi nghiên cứu khoa học để định hướng và đẩy mạnh sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê vinh dự là 1 trong 2 người của Hội KHLSVN được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Độc lập
Có thể khẳng định, Hội KHLSVN đã thực sự đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển tổ chức cũng như các hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục tiêu của Hội. Hội đã đồng hàng cùng giới sử học cả nước góp phần tích cực đẩy mạnh sự phát triển của nền sử học Việt Nam, đạt được nhiều kết quả trên các phương diện nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức về lịch sử nhất là lịch sử dân tộc cũng như phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống và phản biện, tư vấn về lịch sử và văn hoá.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu đạt được trong thời gian qua của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu đạt đươcj trong thời gian qua của Hội KHLSVN. Đồng thời nhấn mạnh, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giới sử học cả nước cần tiếp tục phát huy tính tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới khoa học lịch sử, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn thời gian tới, Hội cần chú trọng tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, lịch sử đã diễn ra và tồn tại một cách khách quan, trách nhiệm hàng đầu của các nhà sử học là bằng một hệ thống lý thuyết và phương pháp tiếp cận khoa học, phục dựng lại những trang sử của quá khứ và đánh giá lịch sử một cách trung thực, khách quan nhất. Hội cần tập trung công sức, huy động trí tuệ của giới sử học để hoàn thành với chất lượng cao nhất nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử Việt Nam. Đây sẽ là một cống hiến to lớn của giới sử học đối với đất nước.
Chủ tịch nước tin tưởng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giới sử học cả nước nhất định sẽ giành được những kết quả, thành tích to lớn hơn nữa trên lĩnh vực khoa học lịch sử. Qua đó, đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN Dương Trung Quốc cũng đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. (Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên trao tặng bằng khen.)
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Huân chương Độc lập cho Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê./.
Thế Công