Hội thảo “Xây dựng văn hóa gia đình trong xã hội đương đại”
10/03/2017 | 17:13Sáng 10/3, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo “Xây dựng văn hóa gia đình trong xã hội đương đại” do Vụ Gia đình, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – Bộ VHTTDL tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, cùng các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia…
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên khai mạc Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh: Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chống lại các tệ nạn xã hội tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để gia đình tồn tại và phát triển bền vững, văn hóa trong gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Gia phong, nếp nhà, truyền thống gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi ứng xử đạo đức lối sống của mỗi con người là thành viên trong gia đình giúp họ trở thành những công dân tốt cho đất nước. Trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình Việt Nam đang kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp tục bổ sung những giá trị mới, tiến bộ thực sự trở thành bến đỗ bình yên của các thành viên trong gia đình.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên (giữa) và Vụ trưởng Vụ Thư viện (phải), Vụ trưởng Vụ Gia đình điều hành Hội thảo. (Ảnh: Minh Khánh)
Đề cập đến chủ đề Hội thảo “Xây dựng văn hóa gia đình trong xã hội đương đại”, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã khái quát: Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, gia đình Việt Nam đang chịu những tác động nhiều chiều, phức tạp dẫn tới thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, quy mô, chức năng của gia đình. Việc xây dựng văn hóa trong gia đình hiện nay đang đối mặt với khó khăn và thách thức. Những biểu hiện tiêu cực, như ngoại tình, ly hôn, con cái hư hỏng, người già không được quan tâm chăm sóc, bạo lực trong gia đình có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó lại đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết phải đẩy mạnh xây dựng văn hóa gia đình đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, cuộc Hội thảo là một hoạt động thiết thực nhằm tập hợp ý kiến đống góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và toàn thể quý vị với việc xây dựng và phát triển văn hóa gia đình trong xã hội đương đại hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội như chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 – 2030 đã đề ra.
Hội thảo đã nghe ý kiến của GS. Nguyễn Lân Dũng nguyên ủy viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về “bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình” với điểm quan trọng hàng đầu là phải giữ gìn sức khỏe cho các thành viên gia đình.
Hội thảo đã nghe ý kiến của GS. Nguyễn Lân Dũng nguyên ủy viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về “bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình” với điểm quan trọng hàng đầu là phải giữ gìn sức khỏe cho các thành viên gia đình.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Minh Khánh.
Để làm rõ hai khái niệm “văn hóa gia đình” và “gia đình văn hóa”, nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã trình bày tham luận “Bàn về văn hóa gia đình và gia đình văn hóa”.
Tiếp đến, các tham luận xoay quanh chủ đề Hội thảo đã được trình bày, như: Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình cho thế hệ trẻ của GS.TS Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển; Xung đột giá trị trong văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay – TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – Học viện quản lý giáo dục; Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình PGS.TS Mai Quỳnh Nam nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu con người; Thực trạng ly hôn ở Việt Nam; Tính truyền thống và hiện đại trong bối cảnh xã hội chuyển đổi của TS. Trần Thị Minh Thi phó viện trưởng Viện Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… Phần lớn các tham luận chỉ ra “những vấn đề mới” nảy sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay dẫn đến những thay đổi trong mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Những giá trị văn hóa gia đình truyền thống nào được lưu giữ lại, thay đổi nhiều, thay đổi ít, có giống quy luật, thế giới không… Lý giải sự thay đổi này ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực, cần loại bỏ, khắc phục hay phát huy…
Tiếp đến, các tham luận xoay quanh chủ đề Hội thảo đã được trình bày, như: Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình cho thế hệ trẻ của GS.TS Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển; Xung đột giá trị trong văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay – TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – Học viện quản lý giáo dục; Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình PGS.TS Mai Quỳnh Nam nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu con người; Thực trạng ly hôn ở Việt Nam; Tính truyền thống và hiện đại trong bối cảnh xã hội chuyển đổi của TS. Trần Thị Minh Thi phó viện trưởng Viện Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… Phần lớn các tham luận chỉ ra “những vấn đề mới” nảy sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay dẫn đến những thay đổi trong mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Những giá trị văn hóa gia đình truyền thống nào được lưu giữ lại, thay đổi nhiều, thay đổi ít, có giống quy luật, thế giới không… Lý giải sự thay đổi này ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực, cần loại bỏ, khắc phục hay phát huy…
PGS.TS Từ Thị Loan phát biểu tổng kết Hội thảo. Ảnh: Minh Khánh.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS Từ Thị Loan, viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đánh giá, sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sôi nổi, Hội thảo đã có 12 tham luận được trình bày. Các tham luận hay các ý kiến có thể còn có những khác biệt trong quan điểm học thuật, những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục trao đổi, tranh luận, nhưng về cơ bản Hội thảo đã thống nhất ở những vấn đề lớn, đó là: Các tham luận đã đóng góp ở việc hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về văn hóa gia đình, cung cấp cách tiếp cận đa chiều trong nghiên cứu vấn đề và đặc biệt là việc xây dựng văn hóa gia đình trong bối cảnh kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Các tham luận đã làm rõ thực trạng biến đổi văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay trên nhiều phương diện; Các tham luận đã bổ sung cho nhau để đưa ra một hệ thống, giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ; Nhiều ý kiến đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”.
PGS. TS Từ Thị Loan nhận định Hội thảo đã thành công với các tham luận nhất trí cao việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa gia đình và việc xây dựng văn hóa gia đình đối với sự ổn định của xã hội, sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, những biểu hiện đáng lo ngại về sự suy vi nề nếp, gia phong, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự biến động phức tạp của văn hóa gia đình càng cho thấy tính cấp thiết và quan trọng của Hội thảo với chủ đề đặt ra./.
PGS. TS Từ Thị Loan nhận định Hội thảo đã thành công với các tham luận nhất trí cao việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa gia đình và việc xây dựng văn hóa gia đình đối với sự ổn định của xã hội, sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, những biểu hiện đáng lo ngại về sự suy vi nề nếp, gia phong, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự biến động phức tạp của văn hóa gia đình càng cho thấy tính cấp thiết và quan trọng của Hội thảo với chủ đề đặt ra./.
Hà Anh