Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo “Xây dựng chính sách cấp bách trong lĩnh vực VHTTDL và gia đình”

20/04/2011 | 16:29

(VP) - Sáng 19/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo  “Xây dựng chính sách cấp bách trong lĩnh vực VHTTDL và gia đình”. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự và chủ trì Hội thảo.

Cùng dự có: bà Katherine Muller Marin, Giám đốc, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; đại diện các Ban, Bộ, ngành liên quan; đại diện các Sở VHTTDL  và các nhà khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Trong những năm qua, nhiều chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) đã được ban hành và phát huy tác dụng tích cực trong đời sống. Thiết chế văn hóa ngày càng phát triển, môi trường hoạt động văn học nghệ thuật ngày càng được cải thiện. Văn nghệ sĩ đã được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo và cống hiến, qua đó từng bước phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngành TDTT cũng khẳng định được vị thế của mình trong  tốp đầu của khu vực Đông Nam Á. Phong trào thể dục, thể thao và thiết chế thể thao cơ sở có nhiều tiến bộ. Ngành Du lịch luôn đạt tốc độ phát triển cao. Trong khi đó, quản lý nhà nước về công tác gia đình cũng ngày càng được quan tâm, đặc biệt là công tác truyền thông phòng chống bạo lực gia đình.


Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại Hội thảo

Tuy nhiên, việc xây dựng và thực thi cơ chế chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có tình trạng cơ chế chính sách chưa ban hành kịp với cuộc sống. Không ít văn bản pháp quy không còn phù hợp song chậm được tổng kết đánh giá để sửa đổi, cập nhật, đã khiến chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống, thậm chí còn cản trở hoạt động của ngành. Đặc biệt các cơ chế chính sách hiện nay mặc dù đã tạo điều kiện xã hội hóa trong lĩnh vực VHTT nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực dồi dào của xã hội.

Trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc nói trên, bên cạnh việc thực hiện lộ trình xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản pháp quy quản lý trong lĩnh vực VTTTDL và gia đình, Bộ VHTTDL đã quyết định lựa chọn 20 cơ chế, chính sách cấp bách nhất để ưu tiên tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, Chính sách đầu tư cho thiết chế văn hóa xã, làng; Chính sách về tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội ở Việt Nam; Chính sách tuổi nghề đối với hoạt động biểu diễn; Đào tạo nguồn nhân lực; Đào tạo và sử dụng tài năng; Chinh sách đãi ngộ đặc thù dành cho vận động viên thể thao đạt thành tích đặc biệt xuất sắc cấp quốc gia, quốc tế; Chính sách đầu tư cơ sở vật chất về thể dục thể thao trong nhà trường; Chính sách đầu tư các khu du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho quốc gia và các vùng miền có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến, điểm, cơ sở lưu trú du lịch; Chính sách đưa kiến thức văn hóa gia đình vao trường học; Chính sách về phát huy vai trò của tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng đời sống văn hóa, chống bạo lực gia đình…


Bà Katherine Muller Marin phát biểu tại hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Hội thảo  “Xây dựng chính sách cấp bách trong lĩnh vực VHTTDL và gia đình” là cơ hội để các đại biểu trao đổi, phân tích các vấn đề vướng mắc nhất, đề xuất các biện pháp giải quyết, hình thức, nội dung và lộ trình văn bản cần xây dựng, bổ sung, sửa đổi. Trên cơ cở đó, Bộ VHTTDL sẽ tiếp thu và có lộ trình cụ thể, có căn cứ khoa học và thực tiễn để tổ chức thực hiện việc xây dựng các chính sách nêu trên.

Tại Hội thảo, bà Katherine Muller Marin – Giám đốc, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: Việc đẩy mạnh vai trò của “văn hóa trong phát triển” không chỉ phù hợp với những nhu cầu cấp bách của Việt Nam mà còn góp phần giúp Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ của mình với cộng đồng quốc tế. Trong những thập niên vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là việc các di sản của Việt Nam được ghi danh vào các danh sách được quốc tế công nhận như Danh sách Di sản Thế giới hay là Danh sách Di sản Phi vật thể Đại diện của nhân loại đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường thế giới.

Theo Báo cáo tại Hội thảo, nhằm thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, từ năm 2001 đến 2010, các văn bản pháp lý cao nhất đã được ban hành là: Luật Di sản văn hóa 2011, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009, Pháp lệnh về thư viện năm 2001, Pháp lệnh về quảng cáo 2001, Luật Du lịch 2005, Luật Điện ảnh 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật về Thể dục, thể thao năm 2007, Luật phòng chônhs bạo lực gia đình năm 2008, Luật về sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009. Để thực hiện các Luật nêu trên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện đã được ban hành.


Toàn cảnh buổi hội thảo

Theo đánh giá, các văn bản pháp quy, chỉ đạo, điều hành quản lý hầu hết các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, có tính hệ thống, đồng bộ. Một số các đề xuất, chính sách đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa và kịp thời động viên văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn học… Có thể nói, trong thời gian qua, khuôn khổ pháp lý, các chính sách được ban hành đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, hiện thực hóa những chủ trương, đường lối phát triển của Đảng – Nhà nước. Tạo ra môi trường thuận lợi hơn trong sáng tạo văn học nghệ thuật, phát triển thể lực của người Việt, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn, đóng góp cho GDP của đất nước.

Báo cáo cũng đưa ra định hướng xây dựng chính sách phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trong thời gian tới, cụ thể năm 2011 – 2012 là: Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các chính sách hiện hành nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình thực hiện tốt mục tiêu của Đại hội Đảng XI, chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2015.

Trong năm 2011, Bộ VHTTDL xây dựng và trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định về văn hóa. 2 Nghị định về du lịch, 1 Nghị định về thể thao, 1 Nghị định về gia đình. Bộ trưởng Bộ VHTTDL sẽ ban hành Thông tư, hướng dẫn đồng bộ thực hiện các nghị định nêu trên…

Hội thảo kéo dài trong 2 ngày và kết thúc vào ngày 20/4/2011.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×