Hội thảo “Xã hội hóa đào tạo âm nhạc”
27/08/2016 | 13:58Ngày 24/8, Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) phối hợp với Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Xã hội hóa đào tạo âm nhạc” tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc, đại diện các trường đào tạo âm nhạc đã đánh giá thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong viêc dạy và học âm nhạc hiện nay, bày tỏ những quan điểm của mình về công tác xã hội hóa việc dạy và học âm nhạc cũng như phương hướng và giải pháp điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp.
Hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều cho rằng xã hội hóa trong đào tạo âm nhạc là xu hướng đúng và tất yếu nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý, đào tạo âm nhạc. Đặc biệt ở hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, xu hướng xã hội hóa đào tạo âm nhạc phát triển khá nhanh với quy mô mở rộng từ các trường, trung tâm dạy nhạc trong nước, quốc tế đến đào tạo tại nhà.
Xã hội hóa việc dạy và học âm nhạc hiện nay đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, nhưng việc dạy và học vẫn đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng khi nhiều em tham gia học nhạc chỉ “để cho biết” mà không mặn mà với việc học âm nhạc chuyên nghiệp vì con đường quá “chông gai”. Đã xảy ra tình trạng khủng hoảng học sinh tại các loại hình âm nhạc truyền thống, hay chế độ đãi ngộ còn chưa hợp lý với giảng viên… Do đó, các đại biểu cho rằng cần xem xét lại chính sách quản lý, đầu tư của nhà nước để công tác xã hội hóa đào tạo âm nhạc đi đúng hướng, hạn chế bất cập và đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phan Đình Tân, Vụ trưởng Vụ Đào tạo phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Đức)
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phan Đình Tân, Vụ trưởng Vụ Đào tạo cho biết, trên cơ sở đánh giá thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy và học âm nhạc, từ đó đề ra các giải pháp điều chỉnh, bổ sung văn bản quy định về việc xã hội hóa đào tạo âm nhạc phù hợp với tình hình thưc tế, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đăng ký tổ chức dạy âm nhạc theo quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc nhằm phát huy giá trị âm nhạc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa âm nhạc thế giới, nâng cao thẩm mỹ âm nhạc cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…Hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều cho rằng xã hội hóa trong đào tạo âm nhạc là xu hướng đúng và tất yếu nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý, đào tạo âm nhạc. Đặc biệt ở hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, xu hướng xã hội hóa đào tạo âm nhạc phát triển khá nhanh với quy mô mở rộng từ các trường, trung tâm dạy nhạc trong nước, quốc tế đến đào tạo tại nhà.
Xã hội hóa việc dạy và học âm nhạc hiện nay đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, nhưng việc dạy và học vẫn đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng khi nhiều em tham gia học nhạc chỉ “để cho biết” mà không mặn mà với việc học âm nhạc chuyên nghiệp vì con đường quá “chông gai”. Đã xảy ra tình trạng khủng hoảng học sinh tại các loại hình âm nhạc truyền thống, hay chế độ đãi ngộ còn chưa hợp lý với giảng viên… Do đó, các đại biểu cho rằng cần xem xét lại chính sách quản lý, đầu tư của nhà nước để công tác xã hội hóa đào tạo âm nhạc đi đúng hướng, hạn chế bất cập và đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Gia Linh (tổng hợp)