Hội thảo lấy ý kiến góp ý Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030
26/04/2014 | 16:58Ngày 25/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy Biên đã chủ trì Hội thảo lấy ý kiến góp ý Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Cùng tham dự Hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và phát triển ngành mỹ thuật.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, việc xây dựng Quy hoạch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước; phấn đấu xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển.
Toàn cảnh Hội thảo
Theo dự thảo quy hoạch, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực mỹ thuật chuyên nghiệp nâng cao về số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu, loại hình; tăng cường đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, bảo tàng. Tập trung xây dựng lực lượng hạt nhân của các hoạt động mỹ thuật phong trào, trong đó chú trọng phát triển các đối tượng hoạt động nghệ thuật tại các thiết chế trung tâm văn hóa, trung tâm triển lãm, bảo tàng, nhà trưng bày truyền thống, các doanh nghiệp đồ họa, thiết kế nội thất, thời trang.
Kiện toàn bộ máy tổ chức ngành, đảm bảo Sở VHTTDL các tỉnh/thành có đủ số lượng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Phấn đấu đến năm đến năm 2020, mỗi năm trung bình cả nước có từ 300 đến 500 cuộc thi, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khu vực và quốc tế; đến năm 2030 sẽ có 400 đến 450 cuộc thi, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khu vực và quốc tế mỗi năm. Tỷ lệ các công trình tượng đài có nội dung phản ánh về văn hóa, khoa học – công nghệ… đạt 15 đến 20% tổng số tượng đài được xây mới…
Bên cạnh đó, hình thành hệ thống các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật có đào tạo các chuyên ngành, thành phố trực thuộc trung ương; phát triển mô hình trường trọng điểm quốc gia đào tạo chuyên sâu về mỹ thuật với các chuyên ngành đào tạo Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Lý luận phê bình, Thiết kế mỹ thuật Sân khấu-Điện ảnh.
Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo Quy hoạch đưa ra 06 nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu, đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến tác phẩm; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ sáng tạo và đẩy mạnh xã hội hóa; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và bảo vệ môi trường; hợp tác phát triển.
Tại Hội thảo, ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự đã tập trung vào các vấn đề liên quan đến 10 nội dung quy hoạch gồm: Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, công trình và hỗ trợ sáng tạo; phát triển lĩnh vực mỹ thuật truyền thống; phát triển lĩnh vực mỹ thuật hiện đại; định hướng phát triển thị trường mỹ thuật; hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến mỹ thuật; tổ chức cuộc thi, triển lãm, giải thưởng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ, xã hội hóa và hợp tác phát triển; định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ; nguồn vốn và dự án ưu tiên đầu tư phát triển.
Theo nhiều đại biểu, ngoài việc chú trọng xây dựng bảo tàng, nhà triển lãm thì việc xây dựng Trung tâm bảo quản và tu sửa các tác phẩm mỹ thuật cũng phải được đề cập trong Quy hoạch. Đây là vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được đề cập trong Quy hoạch. Điều này rất cần thiết bởi công tác bảo quản hiện vật hiện nay có rất nhiều bất cập, nhất là trong một đất nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm thì sự xuống cấp của các di sản văn hóa đặc biệt là mỹ thuật rất nghiêm trọng.
Ghi nhận các ý kiến góp ý của các đại biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên yêu cầu Ban Soạn thảo tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch, trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2014.
HCTC
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, việc xây dựng Quy hoạch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước; phấn đấu xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển.
Toàn cảnh Hội thảo
Kiện toàn bộ máy tổ chức ngành, đảm bảo Sở VHTTDL các tỉnh/thành có đủ số lượng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Phấn đấu đến năm đến năm 2020, mỗi năm trung bình cả nước có từ 300 đến 500 cuộc thi, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khu vực và quốc tế; đến năm 2030 sẽ có 400 đến 450 cuộc thi, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khu vực và quốc tế mỗi năm. Tỷ lệ các công trình tượng đài có nội dung phản ánh về văn hóa, khoa học – công nghệ… đạt 15 đến 20% tổng số tượng đài được xây mới…
Bên cạnh đó, hình thành hệ thống các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật có đào tạo các chuyên ngành, thành phố trực thuộc trung ương; phát triển mô hình trường trọng điểm quốc gia đào tạo chuyên sâu về mỹ thuật với các chuyên ngành đào tạo Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Lý luận phê bình, Thiết kế mỹ thuật Sân khấu-Điện ảnh.
Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo Quy hoạch đưa ra 06 nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu, đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến tác phẩm; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ sáng tạo và đẩy mạnh xã hội hóa; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và bảo vệ môi trường; hợp tác phát triển.
Tại Hội thảo, ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự đã tập trung vào các vấn đề liên quan đến 10 nội dung quy hoạch gồm: Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, công trình và hỗ trợ sáng tạo; phát triển lĩnh vực mỹ thuật truyền thống; phát triển lĩnh vực mỹ thuật hiện đại; định hướng phát triển thị trường mỹ thuật; hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến mỹ thuật; tổ chức cuộc thi, triển lãm, giải thưởng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ, xã hội hóa và hợp tác phát triển; định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ; nguồn vốn và dự án ưu tiên đầu tư phát triển.
Theo nhiều đại biểu, ngoài việc chú trọng xây dựng bảo tàng, nhà triển lãm thì việc xây dựng Trung tâm bảo quản và tu sửa các tác phẩm mỹ thuật cũng phải được đề cập trong Quy hoạch. Đây là vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được đề cập trong Quy hoạch. Điều này rất cần thiết bởi công tác bảo quản hiện vật hiện nay có rất nhiều bất cập, nhất là trong một đất nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm thì sự xuống cấp của các di sản văn hóa đặc biệt là mỹ thuật rất nghiêm trọng.
Ghi nhận các ý kiến góp ý của các đại biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên yêu cầu Ban Soạn thảo tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch, trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2014.
HCTC