Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo khoa học "60 năm Di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch".

11/05/2018 | 17:33

Sáng 11/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra hội thảo khoa học "60 năm Di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch".

Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, tháng 10/1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ về Thủ đô Hà Nội. Tháng 12/1954, Người về ở và làm việc tại ngôi nhà của người phục vụ  cho Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây (Nhà 54). Tháng 5/1958, Người chuyển về sống và làm việc tại Nhà Sàn  trong 11 năm (từ 5/1958- 8/1969). Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch là minh chứng rõ ràng, sống động nhất về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về cuộc sống đời thường của một vị lãnh tụ cách mạng  giản dị mà vĩ đại.

Nhà sàn Bác Hồ- minh chứng sống động về tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ khi mở cửa đón tiếp khách tham quan đến nay (1970- 2018), Khu Di tích Phủ Chủ tịch với di tích trung tâm là Nhà sàn Bác Hồ đã đón tiếp hơn 70 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập và nghiên cứu; là “địa chỉ đỏ” trong việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Đại hội XII về yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Phát biểu tại hội thảo khoa học 60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu di tích Phủ Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khẳng định, đây là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhân chứng lịch sử cùng hồi tưởng, cung cấp và bổ sung tư liệu, chuyện kể về lịch sử Nhà sàn, những hoạt động của Bác Hồ trong 11 năm Người đã sống và làm việc tại nơi này cũng như về những tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các đồng chí cán bộ phục vụ, giúp việc Bác trong quá trình Người ở và làm việc tại Nhà sàn; về quá trình bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị Di tích Nhà sàn sau ngày Bác đi xa.

Toàn cảnh Hội thảo

“Từ đó, tập hợp được những tư liệu mới, rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm trong công tác bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị Nhà sàn và nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan ngày càng đầy đủ và hiệu quả hơn” - ông Nguyễn Văn Công nhấn mạnh.

Nhiều tham luận tại hội thảo đã đi sâu phân tích ý nghĩa, giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh qua di tích Nhà sàn cùng các hiện vật, tài liệu hiện đang được trưng bày, phát huy tác dụng tại di tích này. Các nội dung được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: tấm gương đạo đức, cuộc sống đời thường thanh bạch và giản dị, phong cách làm việc, sự tinh tế trong ứng xử với con người và thiên nhiên, nơi tỏa sáng nhân cách của một nhà văn hóa lớn trọn đời vì nước, vì dân. Bên cạnh đó, những tham luận còn nêu bật giá trị văn hóa kiến trúc và mỹ thuật của nhà sàn Bác Hồ; nơi hội tụ tình cảm của Người với bạn bè khắp năm châu, hội tụ tình đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.../.

Hồng Hà

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×