Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo Chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản lý nghệ thuật

19/03/2014 | 09:32

Từ ngày 18-19/3 tại Hà Nội, Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ VHTTDL phối hợp với Viện Quản lý Nghệ thuật DeVos và Dự án Transposition tổ chức Hội thảo lần thứ nhất Chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản lý nghệ thuật. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức nhằm tăng cường năng lực cho gần 20 tổ chức nghệ thuật hàng đầu trên cả nước.

Hội thảo có sự tham dự của Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Giám đốc Dự án Transposition và 50 nhà quản lý nghệ thuật, đại diện cho 20 tổ chức nghệ thuật nhà nước và tư nhân.

Đây là Hội thảo đầu tiên của chương trình đào tạo quản lý nghệ thuật toàn quốc diễn ra trong hai năm, với 5 hội thảo và hoạt động tư vấn thướng xuyên giữa các chuyên gia của Viện DeVos và các tổ chức nghệ thuật hàng đầu Việt Nam. Ngay sau khi Hội thảo này kết thúc, chuyên gia Brett Egan, Giám đốc Viện DeVos sẽ đến làm việc với 6 tổ chức nghệ thuật tại Hà Nội để tìm hiểu tình hình hoạt động và những khó khăn, để bước đầu tư vấn định hướng chiến lược trong quản lý. Đây cũng là chương trình được xây dựng riêng để tăng cường năng lực cho các nhà quản lý nghệ thuật Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức của nền kinh tế. Các lĩnh vực then chốt của năng lực quản lý sẽ được trao đổi qua 5 hội thảo trong chương trình đào tạo bao gồm:

Nghệ thuật xuất chúng: Các nhà bảo trợ ủng hộ cho nghệ thuật đem lại cảm xúc ngạc nhiên và thúc đẩy sự thay đổi. Các nhà quản lý nghệ thuật cần tạo điều kiện tối ưu để nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật quan trọng, đột phá và liên tục qua các chương trình hàng năm.

Marketing quyết liệt: Nghệ thuật xuất chúng cũng không giúp ích gì nếu các nhà bảo trợ không biết đến và không tạo một liên kết gắn bó với các tổ chức đã sáng tạo ra nó. Các nhà quản lý nghệ thuật cần những biện pháp marketing tối ưu để thu hút khán giả, cải thiện nguồn doanh thu và từ đó tạo nên sự quan tâm và hảo ý hỗ trợ từ các mạnh thường quân.

Gia đình: Các tổ chức hoạt động thành công thường là nhờ xây dựng và duy trì được một “gia đình” thân thiết là các nhà bảo trợ, tài trợ, khán giả, tình nguyện viên và thành viên. các nhà quản lý và hội đồng uỷ thác cần nắm vững các biện pháp gây dựng và duy trì lòng nhiệt tình gắn bó của “gia đình”.

Gây quỹ: Tất cả các tổ chức cần nắm vững các cơ chế gây quỹ-các chiến dịch hàng năm, hệ thống khán giả thân thiết, bảo trợ bằng di sản, gây quỹ qua mạng internet... để có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ lòng nhiệt tình của các thành viên trong gia đình, thông qua các khoản bảo trợ và tài trợ.


Toàn cảnh hội thảo

Tham gia vào chương trình lần này, bên cạnh các hội thảo tập trung, các tổ chức tham gia còn nhận được tư vấn riêng cho hoạt động của đơn vị mình, thông qua các cuộc làm việc tại cơ sở và tư vấn qua điện thoại.

Trong hai ngày diễn ra Hội thảo, các đại biểu tham dự phiên làm việc về rà soát chu trình; Phiên làm việc về mục tiêu, chỉ tiêu và chiến lược và thảo luận nhóm.

HCTC                                                                

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×