Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW về công tác thi đua khen thưởng

25/10/2009 | 16:45

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến tạo nên đời sống tinh thần cao đẹp, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Ngày 23 tháng 10 năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Thứ trưởng thường trực Nguyễn Danh Thái, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
 
Theo đánh giá, 5 năm qua, công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước ở Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có những chuyển biến tích cực, từng bước được đổi mới, thiết thực, hiệu quả và chất lượng hơn, nhiều phong trào thi đua được khơi dậy, phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, được mọi người đồng tình, hưởng ứng, nhất là các đợt thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước...; có thêm nhiều tập thể và các nhân là những điển hình tiên tiến được tôn vinh những danh hiệu thi đua cao quý trong thời kỳ mới.

Các phong trào thi đua đã đạt được những yêu cầu thiết thực, sâu rộng và bao quát được toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Một số thành tích cụ thể: 9 cụm thi đua các tỉnh, thành phố đã đi vào hoạt động đúng nền nếp; phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển, nội dung hoạt động của phong trào gắn với xây dựng thiết chế văn hóa, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và lồng ghép với các hoạt động xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...; bên cạnh các thành tích cao, phong trào thể dục, thể thao tiếp tục diễn ra sối nổi kết hợp với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị lớn của đất nước, nhiều môn thi đấu, trò chơi dân gian được sưu tầm và khôi phục; các “phòng trào toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”, “Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số...”; “Gia đình thể thao... thu hút 23% dân số thường xuyên tập thể dục thể thao; các đơn vị du lịch phấn đấu hoàn thành xây dựng quy hoạch trọng điểm du lịch quốc gia; triển khai xây dựng du lịch cao cấp, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Phong tào được sự hưởng ứng mạnh mẽ nhất thực sự làm chuyển biến suy nghĩ, hành động của công chức viên chức và người lao động trong toàn ngành, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác là phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Việc xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm và tập trung chỉ đạo. Các Anh hùng lao động của ngành như bà Trần Thu Hà (Học viện Âm nhạc Quốc gia), ông Hoàng Vĩnh Giang (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam) vẫn luôn có những cống hiến cho ngành và có ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thi đua.

Nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục, quy trình xét khen thưởng theo hướng cải cách hành chính, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng được tiếp tục quan tâm và là trọng điểm của hoạt động thi đua của ngành.

Bên cạnh những tiến bộ, tích cực đó, Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa đầy đủ, còn xem nhẹ công tác thi đua, khen thưởng, chưa thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước phát triển chưa đều, thiếu liên tục; còn nặng hình thức, chạy theo thành tích, do đó, hiệu quả và tính giáo dục thấp, công tác thông tin, tuyên truyền chưa mạnh; đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thuowngr chủ yếu là kiêm nhiệm và luôn có sự biến độ; còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ; kinh phí khen thưởng quá hạn hẹp 915% trên tổng quỹ lương) nên ảnh hưởng tới chất lượng thi đua vì lĩnh vực chuyên ngành đa dạng, địa bàn hoạt động rộng, nhiều phong trao thi đua phát động nhưng chưa được khen thưởng kịp thời, chỉ dừng lại ở hình thức ghi nhận.

Khắc phục khó khăn, những tồn tại bất cập, việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động trong giai đoạn tới (2010-2015sẽ tập trung các mục tiêu:

1.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể và từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, từng nghệ sỹ, diễn viên, huấn luyện viên, vận động viên, học sinh sinh viên trong toàn ngành về vai trò, vị trí và ỹ nghĩa của công tác thi đua khen thưởng.
2. Việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua phải thực sự có chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị để thu hút từng cá nhân tham gia.
3. Các hoạt động thi đua phải là động lực, là biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý, chỉ đạo điều hành và kịp thời động viên, khích lệ cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và chỉ tiêu kế hoạch được giao.
4. Các phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ trọng tâm của từng đơn vị và của toàn ngành; tổ chức phát động thi đau theo từng đợt gặp với các sự kiện chính trị và các ngành lễ kỷ niệm lớn của đất nước; phát động phải đi dôi với tổ chức sơ kết, tổng kết, bình xét những tấm gương tiêu biểu xuất sắc và lựa chọn được những cá nhân, mô hình điển hình của từng đơn vị, địa phương để nhân diện rộng, tạo sức lan toả trong phong trào thi đua.

Hội nghị cũng thảo luận góp ý xây dựng các phong trào thi đua cho giai đoạn mới như “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Dạy tốt - Học tốt”, “Trường học thân thiên, học sinh tích cực”, phong trào thi đua cải tiên lề lối, tác phong làm việc, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong cơ quan, đơn vị; phong trào “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng”, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa. đặc biệt phong trao thi đua tuyên truyền và tổ chức các hoạt động Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh phong trào “phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà” , “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, cây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “người cán bộ trung thành tận tuỵ, lao động, sáng tạo”...

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×