Hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015
03/07/2015 | 13:52Sáng 02/7, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hộ nghị trực tuyến sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 tại 03 điểm cầu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Cùng tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Lê Khánh Hải, Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan (Văn phòng Bộ, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Công tác phía Nam, Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ); lãnh đạo Sở VHTTDL, phòng nghiệp vụ (phụ trách công tác lễ hội), Thanh tra, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban Quản lý di tích một số tỉnh/thành, Chủ tịch UBND một số xã, phường, thị trấn.
Theo Báo cáo sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015, với tinh thần quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Bộ VHTTDL đã chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước.
Công tác tuyên truyền được các Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội tăng cường hơn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Nhiều lễ hội đã tăng cường hệ thống bảng, biển để tuyên truyền và hướng dẫn du khách, sử dụng, hệ thống loa truyền thanh, in tờ gấp, lập website, tổ chức các cuộc họp báo có sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông, nhờ đó đã tuyên truyền sâu rộng hơn về hoạt động lễ hội.
Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng, nhiều di tích nơi tổ chức lễ hội, chính quyền và ngành văn hóa địa phương đã quan tâm quy hoạch di tích, cơ sở hạ tầng được đầu tư, mở rộng khu vực II để làm sân lễ hội, nơi trông giữ phương tiện giao thông, sắp xếp hàng quán dịch vụ, xây dựng công trình vệ sinh công cộng hợp chuẩn, không có các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng xảy ra.
Việc quản lý thu - chi tiền công đức, Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội các địa phương đã xây dựng kế hoạch dự kiến thu - chi trong tổ chức hoạt động lễ hội; bổ sung, hoàn thiện hệ thống hòm công đức, hòm đựng tiền dầu nhang trong di tích theo quy định, đồng thời bố trí lực lượng thu gom tiền lễ, tiền giọt dầu. UBND nhiều tỉnh/thành đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác phát huy giá trị di tích, áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội từng bước được cải thiện và nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả.
Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, trước và sau Tết Nguyên đán, Bộ VHTTDL đã kiểm tra 60 điểm di tích trên 29 tỉnh/thành; nhiều địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, xử lý triệt để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn xin, cờ bạc, hoạt động mê tín dị đoan và bán hàng rong…
Việc cấp phép tổ chức lễ hội chưa được các địa phương giám sát chặt chẽ; vẫn còn biểu hiện thương mại hoá, lợi dụng lễ hội để trục lợi, bán vé vào lễ hội, vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức lễ hội; ý thức của người dân tham gia lễ hội chưa cao, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội một số nơi chưa tốt; vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng, mã; đặt tiền lễ không đúng quy định, vứt rác bừa bãi trong khuôn viên di tích, lễ hội như báo chí, dư luận đã nêu; một số địa phương có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, không kịp thời báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin để xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trong tổ chức lễ hội, gây bức xúc trong dư luận.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh biểu dương các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội thời gian qua, đồng thời, yêu cầu trong thời gian tới các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người tham gia lễ hội; nâng cao vai trò của Ban Tổ chức lễ hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, phản văn hóa và xử lý các sai phạm trong công tác tổ chức lễ hội; đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường xung quanh di tích phải được quản lý chặt chẽ và đảm bảo sạch sẽ; phải niêm yết công khai giá cả, tránh “chặt chém” du khách; hệ thống hàng quán tại các khu di tích phải được quy hoạch gọn gàng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện nay, việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống đã được phân cấp cho các địa phương. Lãnh đạo các Sở VHTTDL cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội, chủ động trong công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại, buông lỏng quản lý.
Bộ trưởng cũng giao Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương xây dựng và hoàn thiện Thông tư về tổ chức và quản lý lễ hội để ban hành trước mùa lễ hội 2016. Yêu cầu các địa phương kiện toàn, nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý của các ban quản lý di tích địa phương, chú trọng bồi dưỡng tập huấn công tác quản lý lễ hội cho các lực lượng chức năng đáp ứng nhu cầu được giao.
CTTĐT
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội và báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm của Thanh tra Bộ VHTTDL; Báo cáo tổng hợp tọa đàm “Tiếp cận nghiên cứu tục hiến sinh trong hội làng truyền thống ở Việt Nam” lần thứ I và lần II của Hội Di sản văn hóa Việt Nam; đồng thời tham luận về một số vấn đề đặt ra trong lễ hội cổ truyền.Theo Báo cáo sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015, với tinh thần quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Bộ VHTTDL đã chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước.
Công tác tuyên truyền được các Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội tăng cường hơn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Nhiều lễ hội đã tăng cường hệ thống bảng, biển để tuyên truyền và hướng dẫn du khách, sử dụng, hệ thống loa truyền thanh, in tờ gấp, lập website, tổ chức các cuộc họp báo có sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông, nhờ đó đã tuyên truyền sâu rộng hơn về hoạt động lễ hội.
Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng, nhiều di tích nơi tổ chức lễ hội, chính quyền và ngành văn hóa địa phương đã quan tâm quy hoạch di tích, cơ sở hạ tầng được đầu tư, mở rộng khu vực II để làm sân lễ hội, nơi trông giữ phương tiện giao thông, sắp xếp hàng quán dịch vụ, xây dựng công trình vệ sinh công cộng hợp chuẩn, không có các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng xảy ra.
Việc quản lý thu - chi tiền công đức, Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội các địa phương đã xây dựng kế hoạch dự kiến thu - chi trong tổ chức hoạt động lễ hội; bổ sung, hoàn thiện hệ thống hòm công đức, hòm đựng tiền dầu nhang trong di tích theo quy định, đồng thời bố trí lực lượng thu gom tiền lễ, tiền giọt dầu. UBND nhiều tỉnh/thành đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác phát huy giá trị di tích, áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội từng bước được cải thiện và nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả.
Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, trước và sau Tết Nguyên đán, Bộ VHTTDL đã kiểm tra 60 điểm di tích trên 29 tỉnh/thành; nhiều địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, xử lý triệt để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn xin, cờ bạc, hoạt động mê tín dị đoan và bán hàng rong…
Toàn cảnh điểm cầu tại Hà Nội
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng cho thấy, công tác quản lý và tổ chức lễ trong 6 tháng đầu năm 2015 vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Ở một số lễ hội, Ban Tổ chức chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp giữa các tiểu ban chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội trên địa bàn tỉnh; việc quy hoạch, bố trí các công trình phụ trợ phục vụ du khách ở một số di tích, lễ hội còn bất cập, không gian lễ hội quá chật chội, chưa có biện pháp dự báo lượng du khách tham gia lễ hội để có kế hoạch, bố trí sắp xếp và chuẩn bị nhân lực phục vụ du khách; mô hình quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội chưa có sự thống nhất, nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý, dẫn đến cách thức quản lý thiếu thống nhất, một số nơi phát sinh mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ các Ban quản lý, Ban tổ chức lễ hội.Việc cấp phép tổ chức lễ hội chưa được các địa phương giám sát chặt chẽ; vẫn còn biểu hiện thương mại hoá, lợi dụng lễ hội để trục lợi, bán vé vào lễ hội, vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức lễ hội; ý thức của người dân tham gia lễ hội chưa cao, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội một số nơi chưa tốt; vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng, mã; đặt tiền lễ không đúng quy định, vứt rác bừa bãi trong khuôn viên di tích, lễ hội như báo chí, dư luận đã nêu; một số địa phương có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, không kịp thời báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin để xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trong tổ chức lễ hội, gây bức xúc trong dư luận.
Toàn cảnh Hội nghị tại 3 điểm cầu
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đều nhất trí với nội dung các báo cáo được trình bày, đồng thời tập trung thảo luận một số nội dung như: Cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, các ngành, các cấp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình hình mới; việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, cả từ phía cơ quan quản lý đến người tham gia lễ hội hiện nay; vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân đối với những lễ hội còn duy trì tục hiến sinh gây bức xúc, còn có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội thời gian qua; vai trò của các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, giới thiệu để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội; thực trạng quản lý và tổ chức lễ hội trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề cấp thiết đặt ra cần tháo gỡ, giải quyết, đề ra những giải pháp khoa học, thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng khoa học, tiến bộ, giữ gìn bản sắc dân tộc, phù hợp với sự phát triển của xã hội.Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh biểu dương các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội thời gian qua, đồng thời, yêu cầu trong thời gian tới các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người tham gia lễ hội; nâng cao vai trò của Ban Tổ chức lễ hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, phản văn hóa và xử lý các sai phạm trong công tác tổ chức lễ hội; đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường xung quanh di tích phải được quản lý chặt chẽ và đảm bảo sạch sẽ; phải niêm yết công khai giá cả, tránh “chặt chém” du khách; hệ thống hàng quán tại các khu di tích phải được quy hoạch gọn gàng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện nay, việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống đã được phân cấp cho các địa phương. Lãnh đạo các Sở VHTTDL cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội, chủ động trong công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại, buông lỏng quản lý.
Bộ trưởng cũng giao Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương xây dựng và hoàn thiện Thông tư về tổ chức và quản lý lễ hội để ban hành trước mùa lễ hội 2016. Yêu cầu các địa phương kiện toàn, nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý của các ban quản lý di tích địa phương, chú trọng bồi dưỡng tập huấn công tác quản lý lễ hội cho các lực lượng chức năng đáp ứng nhu cầu được giao.
CTTĐT