Hội nghị Kiểm kê Di sản văn hóa Ca trù toàn quốc 2011
14/10/2011 | 10:52(VP)- Sáng 13/10, Viện Âm nhạc Việt Nam kết hợp với Cục Di sản- Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả kiểm kê Di sản văn hóa Ca trù với sự tham dự của đại diện các địa phương có sinh hoạt ca trù.
Tại Hội nghị, các tham luận trình bày tại khẳng định: Nét nổi bật là vấn đề hoạt động của các câu lạc bộ Ca trù tại các địa phương đã duy trì được tính định kỳ hàng tháng, hàng tuần đồng thời tập hợp được những ca nương, đào kép yêu thích nghệ thuật Ca trù tham gia sẽ góp phần duy trì và phát huy nghệ thuật này theo đúng bản sắc của từng địa phương.
Tiến sỹ Lê Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản cho biết: Việc kiểm kê di sản ca trù là hoạt động bắt buộc theo quy định của UNESCO đối với di sản thế giới sau khi được công nhận. Việc kiểm kê phải tiếp tục làm rõ các giá trị của di sản, đặc biệt là trong cuộc sống hiện nay. Việc kiểm kê để thấy rõ được những biểu hiện sống của di sản đó là con người thực hành di sản đã bảo vệ, phát huy di sản đó, nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh việc kiểm kê, cộng đồng sở hữu di sản phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì, phát huy giá trị di sản trong cuộc sống. Nếu làm không tốt công tác kiểm kê cũng như các biện pháp bảo tồn, phát huy di sản theo đúng quy định của UNESCO thì danh hiệu Di sản thế giới có thể bị tước...
Đào nương Nguyễn Thị Huệ trong một tiết mục biểu diễn của mình
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều địa phương có sinh hoạt ca trù thì việc thực thi bảo vệ, phát huy giá trị ca trù trong đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn, cần được bàn bạc, trao đổi và chia sẻ của cả cộng đồng. Đó là việc nhiều nghệ nhân dân gian, nghệ nhân xuất sắc, tiêu biểu, tuổi cao tuy đã được tôn vinh song cuộc sống của các cụ còn rất khó khăn nên việc cống hiến truyền dạy các bài bản cổ cho lớp trẻ còn chưa được thuận lợi. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, hiệu quả cho các nghệ nhân để họ yên tâm trao truyền các bài bản cổ cho thế hệ sau...
Một khó khăn khác cũng được đề cập đến tại Hội nghị này là không gian môi trường diễn xướng của ca trù còn bó hẹp, không gian diễn xướng như xưa gần như không còn tồn tại. Hiện nay, các chuyên gia đang giúp các cộng đồng tái hiện lại không gian biểu diễn ca trù. Đồng thời sắp xếp lại vị trí của đào nương, kép đàn, trống chầu trên sân khấu cho đúng vị trí như bài bản cổ nhưng đây mới chỉ là bước đi ban đầu, cần phải nỗ lực cố gắng trong thời gian dài tiếp theo để giúp cộng đồng sở hữu di sản hiểu rõ về bản chất di sản ca trù.
HCTC
Tiến sỹ Lê Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản cho biết: Việc kiểm kê di sản ca trù là hoạt động bắt buộc theo quy định của UNESCO đối với di sản thế giới sau khi được công nhận. Việc kiểm kê phải tiếp tục làm rõ các giá trị của di sản, đặc biệt là trong cuộc sống hiện nay. Việc kiểm kê để thấy rõ được những biểu hiện sống của di sản đó là con người thực hành di sản đã bảo vệ, phát huy di sản đó, nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh việc kiểm kê, cộng đồng sở hữu di sản phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì, phát huy giá trị di sản trong cuộc sống. Nếu làm không tốt công tác kiểm kê cũng như các biện pháp bảo tồn, phát huy di sản theo đúng quy định của UNESCO thì danh hiệu Di sản thế giới có thể bị tước...
Đào nương Nguyễn Thị Huệ trong một tiết mục biểu diễn của mình
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều địa phương có sinh hoạt ca trù thì việc thực thi bảo vệ, phát huy giá trị ca trù trong đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn, cần được bàn bạc, trao đổi và chia sẻ của cả cộng đồng. Đó là việc nhiều nghệ nhân dân gian, nghệ nhân xuất sắc, tiêu biểu, tuổi cao tuy đã được tôn vinh song cuộc sống của các cụ còn rất khó khăn nên việc cống hiến truyền dạy các bài bản cổ cho lớp trẻ còn chưa được thuận lợi. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, hiệu quả cho các nghệ nhân để họ yên tâm trao truyền các bài bản cổ cho thế hệ sau...
Một khó khăn khác cũng được đề cập đến tại Hội nghị này là không gian môi trường diễn xướng của ca trù còn bó hẹp, không gian diễn xướng như xưa gần như không còn tồn tại. Hiện nay, các chuyên gia đang giúp các cộng đồng tái hiện lại không gian biểu diễn ca trù. Đồng thời sắp xếp lại vị trí của đào nương, kép đàn, trống chầu trên sân khấu cho đúng vị trí như bài bản cổ nhưng đây mới chỉ là bước đi ban đầu, cần phải nỗ lực cố gắng trong thời gian dài tiếp theo để giúp cộng đồng sở hữu di sản hiểu rõ về bản chất di sản ca trù.
HCTC