Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội nghị đánh giá thực hiện Quy hoạch xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở

04/11/2009 | 21:54

Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy hoạch xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở trong toàn quốc theo Quyết định 271/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bàn các giải pháp để thực hiện xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở theo Chiến lư­ợc phát triển văn hoá đến năm 2020 vừa đ­ược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Gần 400 đại biểu là lãnh đạo sở, cán bộ nghiệp vụ văn hoá, lãnh đạo Trung tâm văn hoá của các tỉnh, thành phố về dự hội nghị tại hai khu vực phía Nam tại tỉnh Quảng Trị và phía Bắc tại tỉnh Lào Cai. Hội nghị đã nghe hơn 20 tham luận của các đại biểu và trên 60 báo cáo tham luận của các tỉnh, thành phố gửi tham luận về ban tổ chức, cơ bản nhất trí với báo cáo đánh giá của Bộ và thống nhất một số nội dung sau:

  1. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật; Đặc biệt, ngày 31/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở đến năm 2010.           Đến nay, cả nước đã có hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở từ cấp tỉnh, huyện, xã đến làng, thôn, ấp, bản; đó là công cụ của Đảng và Nhà nước để lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào, các cuộc vận động lớn, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở đã khẳng định vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động văn hoá văn nghệ ở cơ sở và là bộ mặt văn hoá ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tiến hành xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở là yêu cầu thiết thực và cần thiết, cần kiên trì và quyết tâm thực hiện trên phạm vi toàn quốc.      
         2. Hội nghị quán triệt sâu sắc định hướng, mục tiêu cụ thể nêu trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và thống nhất nhận thấy: Sau hơn 20 năm đổi mới, nư­ớc ta đã đạt đựợc những thành tựu quan trọng, tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển văn hoá. Tính tích cực xã hội đ­ược phát huy, các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trở nên năng động, đa dạng và phong phú hơn, đồng thời trong thời kỳ toàn cầu hoá về kinh tế và bùng nổ về thông tin, đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, văn hoá n­ước nhà có nhiều cơ hội, vận hội lớn, nhưng cũng đứng trư­ớc những thách thức mới gay gắt. Do đó cần có các giải pháp thích hợp để xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở. Trư­ớc mất, một số tỉnh, thành phố ch­ưa có Quy hoạch cần khẩn trư­ơng hoàn thiện Đề án xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá ở địa phư­ơng đến năm 2015 và năm 2020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai, thực hiện.
3. Các giải pháp chủ yếu để xây dựng thể chế và hệ thống thiết chế văn hoá là:
3.1. Giải pháp cấp bách:
- Giải pháp về nguồn vốn đầu t­ư của Nhà nư­ớc thông qua các chư­ơng trình mục tiêu quốc gia, Nhà nư­ớc đáp ứng nhu cầu vốn đầu t­ư xây dựng phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin; cấp vốn xây dựng cơ bản, trang bị ph­ương tiện chuyên dụng, đào tạo cán bộ…
 - Thực hiện xã hội hoá trong huy động nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hoá thông tin cơ sở theo cơ chế “Nhà n­ước và nhân dân cùng làm” đối với thiết chế văn hoá-thông tin cấp xã. làng, thôn, ấp, bản, khu phố. Với những vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng dân tộc nghèo, vùng sâu, vùng xa, ngân sách Nhà nư­ớc hỗ trợ 100% kể cả xây dựng cơ bản lẫn trang thiết bị.
Huy động các chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội… đầu t­ư và xác định trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng đời sống văn hoá của cộng đồng.
- Đào tạo và sử dụng đôị ngũ cán bộ văn hoá thông tin cơ sở và cơ chế chính sách cho tổ chức hoạt động.
Tại các tỉnh, củng cố và xây dựng hệ thống các Tr­ường văn hoá nghệ thuật theo khu vực hoặc ở các tỉnh, thành phố lớn để đào tạo cán bộ văn hoá thông tin ở trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp, sơ cấp. Mở các lớp bồi dư­ỡng nghiệp vụ văn hoá thông tin thể thao cho cán bộ xã, ph­ường, thị trấn làng, thôn, ấp, bản, khu phố tại huyện hoặc tỉnh.
- Bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách về l­ương, chế độ thù lao công tác đối với những đối t­ượng làm công tác văn hoá thông tin cơ sở ở các lĩnh vực mang tính đặc thù như­: đội thông tin lư­u động, đội chiếu bóng l­ưu động, công tác thông tin cổ động ở các vùng đặc biệt khó khăn.
- Đổi mới ph­ương pháp quản lý, cải cách tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động văn hoá từ Trung ư­ơng đến cấp xã. Hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ­ương đến cơ sở, đảm bảo chất lư­ợng, hiệu quả hoạt động văn hóa, phát huy những yếu tố tích cực trong nhu cầu tham gia sáng tạo, hưởng­ thụ văn hoá của quần chúng. Cần xây dựng hoàn thiện tổ chức của cơ quan quản lý thiết chế hoạt động nghiệp vụ văn hoá cơ sở trong tổng thể phát triển văn hoá đến năm 2010 và các năm tiếp sau.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát huy hiệu quả xã hội của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở. Khảo sát, đánh giá thực tiễn, tổng kết các nội dung tổ chức các hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở.
- Tăng c­ường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chế, chế độ… về hoạt động văn hoá cơ sở.
Xây dựng chế độ và chính sách của một số lĩnh vực văn hoá ở cơ sở: Chính sách kinh tế, tài chính của tổ chức hoạt động văn hoá ở cơ sở cấp xã, phường­ từ ngân sách của xã, phư­ờng; chính sách ­ưu tiên hoạt động văn hoá ở cơ sở vùng miền núi, hải đảo, biên giới vùng sâu, vùng xa, nông thôn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo tôn giáo; Chính sách hỗ trợ ng­ười nghèo về văn hoá trong chiến l­ược xoá đói giảm nghèo; Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia đóng góp các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và tham gia hoạt động văn hoá ở cơ sở; bổ sung và hoàn thiện các tiêu chí và quy định về phong tặng danh hiệu văn hoá cho các gia đình, cộng đồng dân cư­, đơn vị, cơ quan, xí nghiệp và những tập thể, cá nhân, tổ chức đã có thành tích trong xây dựng đời sống văn hoá.
3.2. Các giải pháp lâu dài:
- Các địa phư­ơng kiên quyết Quy hoạch về địa điểm xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá.
- Quy hoạch cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Đào tạo cán bộ tương­ ứng với Quy hoạch.
- Ban hành Pháp lệnh về văn hoá cơ sở. Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ với ngư­ời làm công tác ở các cấp thiết chế văn hoá.
- Có chính sách ­ưu tiên, khuyến khích, giao l­ưu nư­ớc ngoài để học tập kinh nghiệm xây dựng thiết chế văn hóa.
- Ban hành bộ tiêu chí về chuẩn quốc gia ở từng cấp thiết chế văn hoá cơ sở      
Xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở  là trách nhiệm của các cấp, các ngành song trư­ớc hết là trách nhiệm của ngành VHTTDL.
3.3 Từ thực tiễn xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị:
Các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triệt để quan điểm, đ­ường lối, chính sách của Đảng và nhà n­ước về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từ nhận thức đúng sẽ có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai xây dựng các thiết chế văn hoá, nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân.
        Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở địa phương chủ động, tích cực tham m­ưu đề xuất, xây dựng Đề án quy hoạch các thiết chế văn hoá ở cơ sở trình HĐND, UBND phê duyệt, trên cơ sở đó huy động các ngành và lực l­ượng toàn xã hội tham gia vào việc xây dựng các thiết chế văn hoá.
          Phát huy hiệu quả, chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động, hư­ởng thụ và sáng tạo văn hoá, coi thiết chế văn hoá trở thành địa chỉ thân thuộc và gắn bó của ngư­ời dân ở cơ sở.
           Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm xã hội hoá xây dựng các thiết chế văn hoá, thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng ở làng xã truyền thống để xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay.

(theo Cục VHCS)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×