Hòa Bình: Quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa
04/10/2012 | 10:10(VP) - Chiều ngày 3/10, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình về công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình của địa phương.
Cùng dự buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có lãnh đạo Tổng cục TDTT; Tổng cục Du lịch; Cục Di sản văn hóa; Cục Văn hóa cơ sở; Vụ Kế hoạch-Tài chính; Vụ Văn hóa dân tộc và Văn phòng Bộ. Về phía tỉnh Hòa Bình có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VHTTDL; các chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong những năm qua mặc dù là một tỉnh miền núi nghèo, điều kiện kinh tế chưa phát triển nhưng công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình đã được tỉnh chú trọng quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc luôn được tỉnh chú trọng quan tâm: Tỉnh đã thực hiện 9 đề tài nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc; 38 Lễ hội tiêu biểu của các dân tộc đang được duy trì, khôi phục; lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 5 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 38 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; sưu tầm, biên soạn, phát hành cuốn sách, ảnh “Mo Mường Hòa Bình” góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Hòa Bình.
Đại diện tỉnh Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp
Mô hình thiết chế văn hóa cấp xã và xóm, bản được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Đến nay toàn tỉnh có hơn 1.400 nhà văn hóa đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ gần 70% xóm bản có Nhà văn hóa.
Về lĩnh vực Thể thao, năm 2011 toàn tỉnh đã có 25% số người tập thể dục thể thao thường xuyên; 67.381 người đạt chế độ rèn luyện than thể theo chuẩn; 100% số trường học đảm bảo giáo dục thể chất; duy trì và phát triển 505 câu lạc bộ thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo hướng dẫn tổ chức 672 giải thể thao cấp xã, phường, thị trấn; 82 giải thể thao cấp huyện, thành phố; 14 giải thể thao cấp tỉnh, đăng cai tổ chức thành công nhiều giải đua xe đạp toàn quốc…
Về lĩnh vực Du lịch, giai đoạn 2006-2010 lượng khách du lịch đạt 3,58 triệu lượt, tăng bình quân 24,9%/năm, tổng thu nhập du lịch đạt 1.119 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm. Năm 2011, số lượng khách du lịch đến Hòa Bình đạt 1,38 triệu lượt, tăng 25,4% tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 490 tỷ đồng, tăng 42,9%.
Về lĩnh vực gia đình, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện tốt mô hình củng cố gia đình văn hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2008-2010; mô hình Câu lạc bộ “Phòng chống bạo lực gia đình”; mô hình “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2015”. Đến nay, có 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình…
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu rõ: là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, nên công tác xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí từ ngân sách của các cấp đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân còn nhiều bất cập, hệ thống thiết chế từ tỉnh đến cơ sở vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Nhân dịp này, tỉnh cũng đề nghị Bộ xem xét cho chủ trương về việc lập hồ sơ khoa học đăng ký đề nghị UNESCO công nhận “Mo Mường” là di sản văn hóa phi vật thể thế giới; đồng thời cho phép tỉnh đăng cai một số môn thi đấu trong khuôn khổ chương trình Đại hội Thể dục thể thao Châu Á ASIAD lần thứ 18; đầu tư xây dựng Khu liên hiệp thể thao Tây Bắc tại thành phố Hòa Bình; đưa Bảo tàng văn hóa dân tộc Mường Hòa vào quy hoạch trong hệ thống Bảo tàng quốc gia Việt Nam; hỗ trợ đầu tư xây dựng Bảo tàng văn hóa Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình; hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở và kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; có chính sách đặc thù đầu tư cho các tỉnh miền núi; hỗ trợ đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh như Bảo tàng, Thư viện…
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình thời gian qua.
Toàn cảnh buổi họp
Bộ trưởng cho rằng, hiện nay Bộ đã ban hành Chiến lược phát triển Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình do đó đề nghị tỉnh giao cho Sở VHTTDL nghiên cứu, áp dụng trên địa bàn tỉnh. Trong đó cần quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Các ngành chức năng chú ý đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; tổ chức buổi gặp gỡ các nghệ nhân để động viên họ tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý vấn đề tổ chức lễ hội, đặc biệt lễ hội truyền thống phải được “trả” về cho dân, tránh tình trạng lễ hội biến dạng.
Đối với một số đề xuất của tỉnh, Bộ trưởng ủng hộ về chủ trương và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ hỗ trợ tỉnh trong việc thực hiện các đề xuất này. Bộ trưởng giao Tổng cục TDTT phối hợp cùng tỉnh xây dựng dự án Khu liên hiệp thể thao Tây Bắc tại thành phố Hòa Bình; giao Cục Di sản hướng dẫn tỉnh lập hồ sơ Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao Cục Văn hóa Cơ sở cùng tỉnh lập dự án xây dựng bảo tàng Hòa Bình, lập đề án xây dựng thư viện, tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Bắc 2013…
Ngoài ra, Bộ trưởng còn đề nghị tỉnh tập trung đầu tư phát triển khai thác du lịch lòng hồ Hòa Bình, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, xây dựng sản phẩm golf tour…
HCTC
Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong những năm qua mặc dù là một tỉnh miền núi nghèo, điều kiện kinh tế chưa phát triển nhưng công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình đã được tỉnh chú trọng quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc luôn được tỉnh chú trọng quan tâm: Tỉnh đã thực hiện 9 đề tài nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc; 38 Lễ hội tiêu biểu của các dân tộc đang được duy trì, khôi phục; lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 5 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 38 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; sưu tầm, biên soạn, phát hành cuốn sách, ảnh “Mo Mường Hòa Bình” góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Hòa Bình.
Đại diện tỉnh Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp
Mô hình thiết chế văn hóa cấp xã và xóm, bản được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Đến nay toàn tỉnh có hơn 1.400 nhà văn hóa đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ gần 70% xóm bản có Nhà văn hóa.
Về lĩnh vực Thể thao, năm 2011 toàn tỉnh đã có 25% số người tập thể dục thể thao thường xuyên; 67.381 người đạt chế độ rèn luyện than thể theo chuẩn; 100% số trường học đảm bảo giáo dục thể chất; duy trì và phát triển 505 câu lạc bộ thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo hướng dẫn tổ chức 672 giải thể thao cấp xã, phường, thị trấn; 82 giải thể thao cấp huyện, thành phố; 14 giải thể thao cấp tỉnh, đăng cai tổ chức thành công nhiều giải đua xe đạp toàn quốc…
Về lĩnh vực Du lịch, giai đoạn 2006-2010 lượng khách du lịch đạt 3,58 triệu lượt, tăng bình quân 24,9%/năm, tổng thu nhập du lịch đạt 1.119 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm. Năm 2011, số lượng khách du lịch đến Hòa Bình đạt 1,38 triệu lượt, tăng 25,4% tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 490 tỷ đồng, tăng 42,9%.
Về lĩnh vực gia đình, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện tốt mô hình củng cố gia đình văn hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2008-2010; mô hình Câu lạc bộ “Phòng chống bạo lực gia đình”; mô hình “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2015”. Đến nay, có 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình…
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu rõ: là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, nên công tác xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí từ ngân sách của các cấp đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân còn nhiều bất cập, hệ thống thiết chế từ tỉnh đến cơ sở vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Nhân dịp này, tỉnh cũng đề nghị Bộ xem xét cho chủ trương về việc lập hồ sơ khoa học đăng ký đề nghị UNESCO công nhận “Mo Mường” là di sản văn hóa phi vật thể thế giới; đồng thời cho phép tỉnh đăng cai một số môn thi đấu trong khuôn khổ chương trình Đại hội Thể dục thể thao Châu Á ASIAD lần thứ 18; đầu tư xây dựng Khu liên hiệp thể thao Tây Bắc tại thành phố Hòa Bình; đưa Bảo tàng văn hóa dân tộc Mường Hòa vào quy hoạch trong hệ thống Bảo tàng quốc gia Việt Nam; hỗ trợ đầu tư xây dựng Bảo tàng văn hóa Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình; hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở và kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; có chính sách đặc thù đầu tư cho các tỉnh miền núi; hỗ trợ đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh như Bảo tàng, Thư viện…
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình thời gian qua.
Toàn cảnh buổi họp
Bộ trưởng cho rằng, hiện nay Bộ đã ban hành Chiến lược phát triển Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình do đó đề nghị tỉnh giao cho Sở VHTTDL nghiên cứu, áp dụng trên địa bàn tỉnh. Trong đó cần quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Các ngành chức năng chú ý đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; tổ chức buổi gặp gỡ các nghệ nhân để động viên họ tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý vấn đề tổ chức lễ hội, đặc biệt lễ hội truyền thống phải được “trả” về cho dân, tránh tình trạng lễ hội biến dạng.
Đối với một số đề xuất của tỉnh, Bộ trưởng ủng hộ về chủ trương và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ hỗ trợ tỉnh trong việc thực hiện các đề xuất này. Bộ trưởng giao Tổng cục TDTT phối hợp cùng tỉnh xây dựng dự án Khu liên hiệp thể thao Tây Bắc tại thành phố Hòa Bình; giao Cục Di sản hướng dẫn tỉnh lập hồ sơ Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao Cục Văn hóa Cơ sở cùng tỉnh lập dự án xây dựng bảo tàng Hòa Bình, lập đề án xây dựng thư viện, tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Bắc 2013…
Ngoài ra, Bộ trưởng còn đề nghị tỉnh tập trung đầu tư phát triển khai thác du lịch lòng hồ Hòa Bình, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, xây dựng sản phẩm golf tour…
HCTC