Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Góp ý Dự thảo Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020

08/08/2014 | 16:32

Sáng ngày 7/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp để nghe  báo cáo Dự thảo Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tham dự cuộc họp có Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Quốc Hưng, lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

 Báo cáo tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Thị trường TCDL Lê Tuấn Anh cho biết, Chiến lược Marketing Du lịch là một trong các chiến lược, thành phần của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Mục tiêu chính của Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng định hướng và khung kế hoạch hành động cụ thể trong việc xúc tiến, quảng bá Du lịch Việt Nam đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Du lịch Việt Nam, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Về mục tiêu cụ thể, Chiến lược nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam với các giá trị và Du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể. Định vị Việt Nam là điểm đến Du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông Nam Á dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm Du lịch đặc trưng. Tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu. Tạo cơ hội hợp tác Marketing Du lịch giữa nhiều thành phần. Trong chiến lược có đề cập đến điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của công tác xúc tiến. Định hướng Marketing tập trung vào các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Nam Á,  Úc, New Zealand, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Ấn Độ…

Các giải pháp thực hiện bao gồm: Xây dựng cơ chế, chính sách, cung cấp nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của công tác xúc tiến thuận lợi; Củng cố bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động xúc tiến; Kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch; Huy động và sử dụng nguồn lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế; Nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xã hội…

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã chia sẻ kinh nghiệm, bài học trong việc xây dựng chiến lược Marketing Du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá Du lịch của các nước trên thế giới cũng như khu vực. Đồng thời, các ý kiến cũng lưu ý Chiến lược Marketing cần nhấn mạnh điểm khác biệt của sản phẩm và huy động được nguồn lực tham gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao công tác chuẩn bị của Tổng cục Du lịch, đồng thời nhất trí với ý kiến phát biểu, đề xuất của các đại biểu tại buổi làm việc. Thứ trưởng chỉ đạo Tổng cục Du lịch tiếp thu các ý kiến phát biểu và gửi văn bản đến các đơn vị chức năng của Bộ xin ý kiến bổ sung; nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch hành động và sớm hoàn chỉnh Chiến lược  Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Kế hoạch hành động, trình Bộ phê duyệt. Tiếp sau đó, Tổng cục Du lích  cần nghiên cứu, xây dựng Chiến lược sản phẩm, tạo ra mối tương quan giữa các Chiến lược, Kế hoạch trong việc xây dựng sản phẩm, khai thác thị trường, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút du khách đến Việt Nam, thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập.

TTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×