Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Để đề án “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” đi vào thực tế phát triển của ngành du lịch

08/01/2010 | 08:43

(VP)- Chiều ngày 6/1, tại trụ sở Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã tổ chức cuộc họp báo cáo tiến độ thực hiện đề án “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” với lãnh đạo Bộ VHTTDL.

Tham dự buổi họp có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Trần Chiến Thắng, về phía Tổng cục Du lịch có đồng chí Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch và Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch -  Hà Văn Siêu cùng các đơn vị liên quan.


Ông Hà Văn Siêu báo cáo đề án tại buổi họp

Theo đề án với những định hướng như: Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững cụ thể phát triển du lịch phải gắn liền với khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tồn tại tài nguyên,, cảnh quan, môi trường sinh thái….để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó vấn đề phát triển du lịch văn hoá, lễ hội – làng nghề truyền thống cũng được đề án đưa ra theo đó phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại.  

Cuối cùng là định hướng phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao bởi ĐBSCL mà cụ thể Phú Quốc, Hà Tiên là khu vực có tài nguyên du lịch biển đảo nổi trội so với cả vùng và cả nước bên cạnh nhiều tài nguyên quan trọng khác, đây cũng là một trong 7 trọng điểm phát triển du lịch biển đảo của nước ta.  
Đề án cũng cho biết những mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, ĐBSCL đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, 5,2 triệu lượt khách nội địa; năm 2020 đón 3,9 triệu khách quốc tế và 6,5 triệu lượt khách nội địa.. Hệ thống cơ sở lưu trú năm 2015 sẽ có 37.159 buồng và 50.000 buồng vào năm 2020.


Toàn cảnh buổi họp

Sau khi nghiên cứu đề án cùng giải trình các ý kiến Bộ, ngành, Hiệp hội du lịch và địa phương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trần Chiến Thắng yêu cầu đề án có những trình bày rõ hơn về tiềm năng cũng như sản phẩm du lịch của vùng để nổi bật lên những định hướng như trong đề án đưa ra. Từ đó mới có thể có những đánh giá thực thi chỉ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL mà cụ thể  nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nỗ lực xoá đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của vùng.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, TCDL đã thống nhất chỉnh sửa những chiến lược cũng như định hướng phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế của vùng ĐBSCL và hoàn tất đề án trình Bộ trong 10 ngày tới.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×