“Dạ khúc tình yêu” - Đưa nghệ thuật hàn lâm tới gần công chúng
25/11/2016 | 14:57Tối 24/11, chương trình nghệ thuật “Dạ khúc tình yêu” do các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam biểu diễn đã công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã tới thưởng thức buổi biểu diễn.
Đây là chương trình nằm trong kế hoạch công diễn các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội do Bộ trưởng Bộ VHTTDL khởi xướng nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, sức sáng tạo nghệ thuật, cống hiến nhiều hơn cho khán giả trong không gian văn hóa sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nôi; Giúp khán giả yêu nghệ thuật chân chính có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao thuộc các loại hình nghệ thuật của Việt Nam và thế giới; Đồng thời, góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hoa thế giới.
Chương trình “Dạ khúc tình yêu” gồm 2 phần chính trong đó phần 1 gồm 10 tác phẩm nổi tiếng trong trường ca “Messiah” - một trong những tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và thường xuyên nhất được biểu diễn trong sân khấu âm nhạc phương Tây của nhà soạn nhạc xuất chúng người Đức G.F. Handel với các nhạc phẩm như: “Sinfonia”, “And the glory of the Lord”, “Comfort ye, my people”, “Rejoice greatly O daughter of Zion”, “Glory to God in the highest”…
Các tiết mục do Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn hợp xướng Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn hợp xướng Quốc tế Hanoi Voices, Dàn hợp xướng Nhật Bản Hanoi Freude, Dàn hợp xướng nữ Nhật Bản Xuân voce thực hiện dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Phần II của chương trình là vở ballet đương đại “Vườn địa đàng”, âm nhạc: Sebastian Plano và Olafur Arnalds, biên đạo và dàn dựng: Sasha Evtimova, nghệ thuật thị giác: Fredrag Milochevich, cùng sự tham gia biểu diễn của những nghệ sĩ tài năng của Đoàn múa Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam như: NSƯT Phan Lương, NSƯT Hàn Giang, Duy Khánh, Văn Nam, Thọ Dương, Hoàng Anh, Việt An, Như Quỳnh, Thu Huệ, Hải Ly, Phương Thảo, Trà My.
Vở Ballet đương đại “Vườn địa đàng” đã đưa khán giả trở về miền ký ức của mỗi cá nhân với những khoảnh khắc thi vị trong cuộc sống và tình yêu, tạo nên một bức tranh đa sắc thái, nơi đó, tình yêu đôi lứa là chất xúc tác mạnh mẽ cho những câu chuyện, tạo nên một vẻ đẹp bình dị hoà quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên.
Vẫn biểu diễn tại Nhà hát Lớn theo thường kỳ, tuy nhiên, trong lần biểu diễn đặc biệt, cụ thể hóa chủ trương của Bộ, nghệ sĩ múa Thu Huệ bày tỏ sự hứng khởi, hạnh phúc của mình khi được cống hiến cho niềm đam mê nghệ thuật và trên hết là cho khán giả yêu mến nghệ thuật múa. Đây cũng là tâm trạng chung của “không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều những anh chị em trong Nhà hát hay những nghệ sĩ của các bộ môn nghệ thuật khác”.
Điểm đặc biệt trong chương trình “Dạ khúc tình yêu” là sự theo dõi chăm chú của nhiều bạn trẻ, là sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật tại Hà Nội lần đầu đến với Thánh đường Nghệ thuật.
Chị Khánh Vi – Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị có cơ hội được xem biểu diễn ballet tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. “Các nghệ sĩ trẻ của chúng ta biểu diễn rất lôi cuốn, chẳng kém các diễn viên nước ngoài mà tôi xem trên tivi”. Chị cũng hy vọng sẽ còn nhiều nữa các chương trình nghệ thuật chất lượng với giá vé không “cao ngất ngưởng” để chị có cơ hội thưởng thức nghệ thuật tại không gian sang trọng bậc nhất Thủ đô này.
Điều đó, chứng tỏ sức lan tỏa của một chủ trương đúng đắn của Bộ VHTTDL. Nghệ thuật không dành cho riêng ai, nghệ thuật dành cho mọi người. Với chủ trương đưa các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nghệ thuật truyền thống, cũng như nghệ thuật hàn lâm đã và đang tiệm cận gần hơn tới công chúng./.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái tới thưởng thức đêm diễn
Chương trình “Dạ khúc tình yêu” gồm 2 phần chính trong đó phần 1 gồm 10 tác phẩm nổi tiếng trong trường ca “Messiah” - một trong những tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và thường xuyên nhất được biểu diễn trong sân khấu âm nhạc phương Tây của nhà soạn nhạc xuất chúng người Đức G.F. Handel với các nhạc phẩm như: “Sinfonia”, “And the glory of the Lord”, “Comfort ye, my people”, “Rejoice greatly O daughter of Zion”, “Glory to God in the highest”…
Phần 1 chương trình gồm 10 tác phẩm nổi tiếng trong trường ca “Messiah”
Các tiết mục do Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn hợp xướng Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn hợp xướng Quốc tế Hanoi Voices, Dàn hợp xướng Nhật Bản Hanoi Freude, Dàn hợp xướng nữ Nhật Bản Xuân voce thực hiện dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh
Phần II của chương trình là vở ballet đương đại “Vườn địa đàng”, âm nhạc: Sebastian Plano và Olafur Arnalds, biên đạo và dàn dựng: Sasha Evtimova, nghệ thuật thị giác: Fredrag Milochevich, cùng sự tham gia biểu diễn của những nghệ sĩ tài năng của Đoàn múa Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam như: NSƯT Phan Lương, NSƯT Hàn Giang, Duy Khánh, Văn Nam, Thọ Dương, Hoàng Anh, Việt An, Như Quỳnh, Thu Huệ, Hải Ly, Phương Thảo, Trà My.
Vở Ballet đương đại “Vườn địa đàng” đã đưa khán giả trở về miền ký ức của mỗi cá nhân với những khoảnh khắc thi vị trong cuộc sống và tình yêu, tạo nên một bức tranh đa sắc thái, nơi đó, tình yêu đôi lứa là chất xúc tác mạnh mẽ cho những câu chuyện, tạo nên một vẻ đẹp bình dị hoà quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên.
Vẫn biểu diễn tại Nhà hát Lớn theo thường kỳ, tuy nhiên, trong lần biểu diễn đặc biệt, cụ thể hóa chủ trương của Bộ, nghệ sĩ múa Thu Huệ bày tỏ sự hứng khởi, hạnh phúc của mình khi được cống hiến cho niềm đam mê nghệ thuật và trên hết là cho khán giả yêu mến nghệ thuật múa. Đây cũng là tâm trạng chung của “không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều những anh chị em trong Nhà hát hay những nghệ sĩ của các bộ môn nghệ thuật khác”.
Hình ảnh trong vở Ballet "Vườn địa đàng"
Điểm đặc biệt trong chương trình “Dạ khúc tình yêu” là sự theo dõi chăm chú của nhiều bạn trẻ, là sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật tại Hà Nội lần đầu đến với Thánh đường Nghệ thuật.
Chị Khánh Vi – Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị có cơ hội được xem biểu diễn ballet tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. “Các nghệ sĩ trẻ của chúng ta biểu diễn rất lôi cuốn, chẳng kém các diễn viên nước ngoài mà tôi xem trên tivi”. Chị cũng hy vọng sẽ còn nhiều nữa các chương trình nghệ thuật chất lượng với giá vé không “cao ngất ngưởng” để chị có cơ hội thưởng thức nghệ thuật tại không gian sang trọng bậc nhất Thủ đô này.
Điều đó, chứng tỏ sức lan tỏa của một chủ trương đúng đắn của Bộ VHTTDL. Nghệ thuật không dành cho riêng ai, nghệ thuật dành cho mọi người. Với chủ trương đưa các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nghệ thuật truyền thống, cũng như nghệ thuật hàn lâm đã và đang tiệm cận gần hơn tới công chúng./.
Gia Linh