Các cơ quan tiếp tục bàn thảo về dự thảo Luật Du lịch sửa đổ
10/01/2017 | 18:27Sáng 10/1, tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về dự thảo Luật Du lịch sửa đổi.
Dự thảo luật này đã được trình ra kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV vừa qua với nhiều ý kiến của các Đại biểu Quốc hội tham gia đóng góp.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết, hiện dự thảo còn hơn 10 vấn đề lớn mà Ủy ban và cơ quan soạn thảo cần làm rõ để thống nhất đưa ra trình vào phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 tới.
Đó là các nội dung: kết cấu, bố cục dự thảo luật; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Hiệp hội du lịch; Khách du lịch; Kinh doanh lữ hành; Hướng dẫn du lịch; Cơ sở lưu trú du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch khác; Sự cần thiết thành lập văn phòng xúc tiến du lịch; Sự cần thiết thành lập Thanh tra chuyên ngành du lịch và Quản lý nhà nước.
Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc sáng 10/1, đại diện cơ quan soạn thảo dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện và các thành viên trong đoàn đã tiếp tục làm rõ hơn về một số vấn đề của dự thảo.
Theo đó, hai bên đã thống nhất phần kết cấu, bố cục của dự thảo luật sẽ gồm 9 chương với cách sắp xếp lần lượt là các chương: Quy định chung; Khách du lịch; Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, quy hoạch du lịch; Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch; Kinh doanh du lịch; Hướng dẫn viên du lịch; Xúc tiến du lịch và qũy hỗ trợ phát triển du lịch; Quản lý nhà nước về du lịch và chương cuối là điều khoản thi hành.
Tại buổi làm việc, xác định về sự cần thiết của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã dẫn ra các số liệu kinh phí của các quốc gia trên thế giới dành cho công tác xúc tiến. Trong Luật Du lịch trước đây cũng đã đề cập vấn đề này nhưng chưa quy định cụ thể về các vấn đề như nguồn tài chính cho quỹ.
Hiện Bộ VHTTDL đã xây dựng đề án trình Chính phủ theo hướng gây dựng quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước, thu từ khách du lịch và thu từ phí tham quan tại các di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, nếu thu các khoản này thì hiện còn vướng các Luật Ngân sách và Luật Phí, lệ phí.
Toàn cảnh buổi làm việc
Chia sẻ với việc cần thành lập Quỹ để góp phần xúc tiến, quảng bá du lịch, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho hay, cơ quan soạn thảo cần có một tờ trình riêng về việc thành lập Quỹ. Trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải có Quỹ, nêu rõ các nguồn thu hợp lệ khác hay các khoản đóng góp tự nguyện; tránh việc gây quỹ hoàn toàn từ ngân sách nhà nước.
Về việc thành lập hội, hai cơ quan thống nhất việc đưa ra hai phương án trong dự thảo: có quy định và không quy định về hội. Trong đó nêu rõ, việc đề xuất phương án không có điều khoản quy định về hội trong dự thảo là vì sẽ chờ Quốc hội thông qua dự thảo Luật về hội. Khi nào Quốc hội thông qua Luật về hội thì tất cả các hội sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật này.
Về quy định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện (khoản 1 Điều 61), hai cơ quan thống nhất xây dựng hai phương án: thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc.
Về sự cần thiết thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch, hai cơ quan thống nhất phương án: Quốc hội giao Chính phủ xem xét, quy định thành lập văn phòng tùy theo trường hợp cụ thể tại địa bàn xúc tiến du lịch trọng điểm. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập văn phòng để khuyến khích tư nhân tham gia vào công tác xúc tiến…
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã thay mặt ban soạn thảo cảm ơn các ý kiến của Thường vụ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và khẳng định, Bộ VHTTDL đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng dự thảo luật và tiếp tục đồng hành cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong các công việc tiếp theo để xây dựng dự thảo luật khả thi, đi vào thực tiễn.
Đánh giá cao công tác xây dựng dự thảo Luật Du lịch của Bộ VHTTDL, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho hay, dự kiến ngày 13/3, dự thảo luật này sẽ được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Phan Thanh Bình đề xuất, trước đó, Bộ VHTTDL nên có một cuộc họp xin ý kiến của Chính phủ và chốt lại thành 5 vấn đề lớn của dự thảo luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết, hiện dự thảo còn hơn 10 vấn đề lớn mà Ủy ban và cơ quan soạn thảo cần làm rõ để thống nhất đưa ra trình vào phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 tới.
Đó là các nội dung: kết cấu, bố cục dự thảo luật; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Hiệp hội du lịch; Khách du lịch; Kinh doanh lữ hành; Hướng dẫn du lịch; Cơ sở lưu trú du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch khác; Sự cần thiết thành lập văn phòng xúc tiến du lịch; Sự cần thiết thành lập Thanh tra chuyên ngành du lịch và Quản lý nhà nước.
Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tại buổi làm việc
Theo đó, hai bên đã thống nhất phần kết cấu, bố cục của dự thảo luật sẽ gồm 9 chương với cách sắp xếp lần lượt là các chương: Quy định chung; Khách du lịch; Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, quy hoạch du lịch; Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch; Kinh doanh du lịch; Hướng dẫn viên du lịch; Xúc tiến du lịch và qũy hỗ trợ phát triển du lịch; Quản lý nhà nước về du lịch và chương cuối là điều khoản thi hành.
Tại buổi làm việc, xác định về sự cần thiết của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã dẫn ra các số liệu kinh phí của các quốc gia trên thế giới dành cho công tác xúc tiến. Trong Luật Du lịch trước đây cũng đã đề cập vấn đề này nhưng chưa quy định cụ thể về các vấn đề như nguồn tài chính cho quỹ.
Hiện Bộ VHTTDL đã xây dựng đề án trình Chính phủ theo hướng gây dựng quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước, thu từ khách du lịch và thu từ phí tham quan tại các di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, nếu thu các khoản này thì hiện còn vướng các Luật Ngân sách và Luật Phí, lệ phí.
Toàn cảnh buổi làm việc
Về việc thành lập hội, hai cơ quan thống nhất việc đưa ra hai phương án trong dự thảo: có quy định và không quy định về hội. Trong đó nêu rõ, việc đề xuất phương án không có điều khoản quy định về hội trong dự thảo là vì sẽ chờ Quốc hội thông qua dự thảo Luật về hội. Khi nào Quốc hội thông qua Luật về hội thì tất cả các hội sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật này.
Về quy định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện (khoản 1 Điều 61), hai cơ quan thống nhất xây dựng hai phương án: thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc.
Về sự cần thiết thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch, hai cơ quan thống nhất phương án: Quốc hội giao Chính phủ xem xét, quy định thành lập văn phòng tùy theo trường hợp cụ thể tại địa bàn xúc tiến du lịch trọng điểm. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập văn phòng để khuyến khích tư nhân tham gia vào công tác xúc tiến…
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã thay mặt ban soạn thảo cảm ơn các ý kiến của Thường vụ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và khẳng định, Bộ VHTTDL đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng dự thảo luật và tiếp tục đồng hành cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong các công việc tiếp theo để xây dựng dự thảo luật khả thi, đi vào thực tiễn.
Đánh giá cao công tác xây dựng dự thảo Luật Du lịch của Bộ VHTTDL, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho hay, dự kiến ngày 13/3, dự thảo luật này sẽ được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Phan Thanh Bình đề xuất, trước đó, Bộ VHTTDL nên có một cuộc họp xin ý kiến của Chính phủ và chốt lại thành 5 vấn đề lớn của dự thảo luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Song Đào, ảnh: Nam Nguyễn