Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề "Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh"
05/10/2018 | 10:36Sáng ngày 04/10, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã diễn ra Hội nghị thông tin chuyên đề “Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh”.
Tới tham dự Hội nghị có đồng chí Phùng Minh Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ VHTTDL; PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Ủy viên BCH đảng bộ Bộ VHTTDL, Thủ trưởng cơ quan đơn vị cùng các đồng chí là Bí thư, cấp ủy của 74 tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Bộ VHTTDL.
Hội nghị diễn ra có hai phần bao gồm: Phổ biến quán triệt các văn bản Quy định mới của Đảng và chuyên đề Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh.
Văn hóa chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hóa là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị có tính văn hóa. Văn hóa chính trị luôn gắn liền với chủ thể chính trị. Nói đến văn hóa là nói đến con người, nói đến văn hóa chính trị là nói đến con người chính trị - chủ thể chính trị.
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạnh của Người, là một bộ phận cốt lõi và là phương diện nổi bật nhất của văn hóa Hồ Chí Minh; là sản phầm của sự tích hợp, kế thừa, phát triển văn hóa chính trị của cộng đồng dân tộc Việt Nam, giá trị văn hóa chính trị của nhân loại, đặc biệt là giá trị của văn hóa chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạnh Việt Nam. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh có nội dung cốt lõi là tư tưởng và hành động nhằm thực hiện triệt để quyền dân tộc cơ bản và quyền con người chân chính; là nền tảng của tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh; có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Văn hóa chính trị là yếu tố nền tảng tạo nên mọi thắng lợi mà cách mạng Việt Nam đã giành được.
Thông qua phần tuyền đạt trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh, cán bộ Bộ VHTTDL đã thêm hiểu sâu sắc hơn về Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, hiểu được sự hình thành, phát triển và hoàn thiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Đây được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam và cũng là cốt lõi, chất keo cố kết mọi con dân nước Việt thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau.
Đăng Huy