Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nghe báo cáo về thực hiện hệ thống tiêu chuẩn Nghề Du lịch quốc gia
07/02/2017 | 17:01Ngày 7/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã nghe báo cáo công tác tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn Nghề Du lịch quốc gia.
Cùng dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, lãnh đạo Tổng cục Du lịch và lãnh đạo Vụ Đào tạo cùng đại diện một số đơn vị chức năng của Bộ, Tổng cục Du lịch.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện
Tại cuộc họp, ông Vũ Quốc Trí – Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) đã trình bày báo cáo Quá trình Xây dựng Hệ thống tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), Hội đồng VTCB và thỏa thuận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP).
Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng của ngành Du lịch Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2016, Liên minh châu Âu (EU) thông qua hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã giúp Việt Nam xây dựng Bộ Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn VTOS). Trong giai đoạn 2011-2016, bộ tiêu chuẩn VTOS đã được Dự án Chương trình phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tiêu chuẩn Nghề Du lịch ASEAN để đáp ứng toàn bộ tiêu chí cần thiết cho việc công nhận và cấp chứng chỉ nghề du lịch sau này.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên.
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Dự án EU 2 và Tổng cục Du lịch đã tiến hành chỉnh sửa, biên soạn lại 6 Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch VTOS: Nghề Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ Nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành Du lịch và Đại lý lữ hành, Hướng dẫn du lịch thành Dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN để du lịch Việt Nam có thể triển khai thực hiện MRA-TP.
Năm 2015, Dự án EU đã tiếp tục thực hiện rà soát, chỉnh sửa 6 bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nói trên để chuyển đổi thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch quốc gia theo quy định. Đối với 2 nghề Lễ tân và Phục vụ buồng, từ tháng 10/2015, trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn VTOS do Dự án EU xây dựng, Bộ VHTTDL đã trình Bộ LĐ, TB&XH 02 dự thảo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề nêu trên để phê duyệt trở thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hai Hội đồng Thẩm định Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 2 nghề nói trên đã họp và nhất trí báo cáo Bộ LĐ, TB&XH và đề nghị phê duyệt 2 dự thảo Tiêu chuẩn nói trên thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Ngày 16/6/2016, Dự án EU tiếp tục trình Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) xem xét Dự thảo 4 tiêu chuẩn nghề du lịch tiếp theo, gồm các nghề: Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, để chuyển giao cho Bộ LĐ, TB&XH thẩm định phê duyệt thành các Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn báo cáo, hiện nay, về cơ bản 2 bộ tiêu chuẩn đã hoàn thành về kỹ thuật, thủ tục trình Bộ LĐTBXH và dự kiến Bộ này sẽ sớm ban hành trong thời gian tới. Bốn bộ tiêu chuẩn tiếp theo cũng đã được gửi sang Bộ LĐTBXH để chờ phê duyệt. Công việc tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện 4 Dự thảo tiêu chuẩn nghề còn lại, đồng thời triển khai đưa 6 bộ tiêu chuẩn VTOS đã được phê duyệt để đề nghị ASEAN chấp nhận, đồng thời tổ chức triển khai đưa VTOS vào giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề, thay thế bộ tiêu chuẩn hiện hành.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng cục Du lịch cũng đã đề xuất Bộ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai tuyên truyền 6 bộ tiêu chuẩn Nghề quốc gia về Du lịch sau khi đã được Bộ LĐTBXH phê duyệt. Đồng thời, đại diện Tổng cục Du lịch cũng bày tỏ nguyện vọng lãnh đạo Bộ VHTTDL sẽ làm việc với Bộ LĐTBXH, đề nghị ủy quyền cho Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng nghề du lịch Việt Nam (VTPB) và Hội đồng Cấp chứng chỉ nghề du lịch (VTCB) để thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ nghề cho ngành du lịch và thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận MRA-TP đã ký kết….
Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch cần nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 08 và tổ chức quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch thành ngành Kinh tế mũi nhọn, đồng thời tổ chức Hội nghị dự báo, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực để góp phần triển khai Nghị quyết này…/.
Lâm Minh - Minh Khánh
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện
Tại cuộc họp, ông Vũ Quốc Trí – Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) đã trình bày báo cáo Quá trình Xây dựng Hệ thống tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), Hội đồng VTCB và thỏa thuận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP).
Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng của ngành Du lịch Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2016, Liên minh châu Âu (EU) thông qua hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã giúp Việt Nam xây dựng Bộ Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn VTOS). Trong giai đoạn 2011-2016, bộ tiêu chuẩn VTOS đã được Dự án Chương trình phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tiêu chuẩn Nghề Du lịch ASEAN để đáp ứng toàn bộ tiêu chí cần thiết cho việc công nhận và cấp chứng chỉ nghề du lịch sau này.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên.
Năm 2015, Dự án EU đã tiếp tục thực hiện rà soát, chỉnh sửa 6 bộ tài liệu tiêu chuẩn VTOS nói trên để chuyển đổi thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch quốc gia theo quy định. Đối với 2 nghề Lễ tân và Phục vụ buồng, từ tháng 10/2015, trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn VTOS do Dự án EU xây dựng, Bộ VHTTDL đã trình Bộ LĐ, TB&XH 02 dự thảo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề nêu trên để phê duyệt trở thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hai Hội đồng Thẩm định Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 2 nghề nói trên đã họp và nhất trí báo cáo Bộ LĐ, TB&XH và đề nghị phê duyệt 2 dự thảo Tiêu chuẩn nói trên thành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Ngày 16/6/2016, Dự án EU tiếp tục trình Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) xem xét Dự thảo 4 tiêu chuẩn nghề du lịch tiếp theo, gồm các nghề: Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, để chuyển giao cho Bộ LĐ, TB&XH thẩm định phê duyệt thành các Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn báo cáo, hiện nay, về cơ bản 2 bộ tiêu chuẩn đã hoàn thành về kỹ thuật, thủ tục trình Bộ LĐTBXH và dự kiến Bộ này sẽ sớm ban hành trong thời gian tới. Bốn bộ tiêu chuẩn tiếp theo cũng đã được gửi sang Bộ LĐTBXH để chờ phê duyệt. Công việc tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện 4 Dự thảo tiêu chuẩn nghề còn lại, đồng thời triển khai đưa 6 bộ tiêu chuẩn VTOS đã được phê duyệt để đề nghị ASEAN chấp nhận, đồng thời tổ chức triển khai đưa VTOS vào giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề, thay thế bộ tiêu chuẩn hiện hành.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng cục Du lịch cũng đã đề xuất Bộ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai tuyên truyền 6 bộ tiêu chuẩn Nghề quốc gia về Du lịch sau khi đã được Bộ LĐTBXH phê duyệt. Đồng thời, đại diện Tổng cục Du lịch cũng bày tỏ nguyện vọng lãnh đạo Bộ VHTTDL sẽ làm việc với Bộ LĐTBXH, đề nghị ủy quyền cho Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng nghề du lịch Việt Nam (VTPB) và Hội đồng Cấp chứng chỉ nghề du lịch (VTCB) để thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ nghề cho ngành du lịch và thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận MRA-TP đã ký kết….
Toàn cảnh cuộc họp
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo, cần đề nghị Bộ LĐTBXH đẩy nhanh tiến độ phê duyệt bộ tiêu chuẩn Nghề quốc gia về Du lịch mới để đưa vào giảng dạy, thay thế bộ tiêu chuẩn nghề hiện hành, đáp ứng yêu cầu hội nhập ASEAN và nhu cầu dịch chuyển nghề theo thỏa thuận MRA-TP… Những nghề nào chưa có bộ tiêu chuẩn mới thì vẫn triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý, trong quá trình triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch sau khi được Bộ LĐTBXH phê duyệt, Tổng cục Du lịch và các đơn vị liên quan cần giám sát kiểm tra và đánh giá để đảm bảo bộ tiêu chuẩn mới phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch cần nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 08 và tổ chức quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch thành ngành Kinh tế mũi nhọn, đồng thời tổ chức Hội nghị dự báo, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực để góp phần triển khai Nghị quyết này…/.
Lâm Minh - Minh Khánh