Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm việc với Vụ Pháp chế
20/12/2016 | 16:32Sáng 20/12, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với Vụ Pháp chế về đề án Hoàn thiện Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái.
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế, trong thời gian 5 năm tới, Bộ VHTTDL đề nghị hoàn thiện đề án sửa đổi 04 Luật gồm: Luật Điện ảnh, Luật Di sản, Luật Nghệ thuật Biểu diễn, Luật Thư viện. 12 Nghị định cũng được đề nghị xây dựng và sửa đổi gồm: Nghị định về quản lý lễ hội; Nghị định quy định công nhận các danh hiệu văn hóa; Các thiết chế văn hóa; Nghị định 70 về Tu bổ di tích; Quản lý cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định về Công bố tác phẩm ra nước ngoài; Đặt tên đường phố, công trình công cộng; Nghị định về việc cưới, tang; Nghị định quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ; Hoạt động văn học...
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tại buổi làm việc
Theo Vụ Pháp chế, hiện nay có thực trạng một số luật và nghị định đã không còn sát thực tế, không điều chỉnh được những bất cập trong thực tế. Vụ đã nghiên cứu một số Luật về lĩnh vực văn hóa chung của các nước để tham khảo nhằm xây dựng đề án Hoàn thiện Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ này của Bộ VHTTDL để xây dựng Đề án. Bộ trưởng khẳng định, cần thiết phải ban hành một văn bản như Đề án sửa đổi một số Luật. Đề án là cơ sở cho việc đề xuất đưa Luật nào cần sửa đổi trình Quốc hội thông qua.
Toàn cảnh buổi làm việc
Bộ trưởng đánh giá cao việc Vụ Pháp chế đã lấy ý kiến của các đơn vị liên quan đưa vào đề án. Bộ trưởng yêu cầu Vụ Pháp chế xây dựng Đề án phải ngắn gọn, rõ ràng, nêu đúng và trúng vấn đề một cách kỹ lưỡng và bài bản, vì sao cần sửa Luật, cần sửa điểm nào... “Cơ chế, chính sách nào cần sửa, nếu không sửa Luật thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành? Đây là những câu hỏi cần đặt ra khi xây dựng Đề án. Những lý giải phải ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm vấn đề để khi đưa ra Quốc hội, sẽ thấy được sự cấp thiết cần sửa Luật nào, chứ không chỉ là những lý do chung chung”- Bộ trưởng chỉ đạo.
Bộ trưởng cũng yêu cầu, khi xây dựng Đề án, kế hoạch thực hiện 5 năm nhưng cũng cần đưa ra kế hoạch hàng năm thật cụ thể, chi tiết, trong đó nêu rõ năm nào sẽ trình Quốc hội sửa đổi Luật nào..../.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tại buổi làm việc
Theo Vụ Pháp chế, hiện nay có thực trạng một số luật và nghị định đã không còn sát thực tế, không điều chỉnh được những bất cập trong thực tế. Vụ đã nghiên cứu một số Luật về lĩnh vực văn hóa chung của các nước để tham khảo nhằm xây dựng đề án Hoàn thiện Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ này của Bộ VHTTDL để xây dựng Đề án. Bộ trưởng khẳng định, cần thiết phải ban hành một văn bản như Đề án sửa đổi một số Luật. Đề án là cơ sở cho việc đề xuất đưa Luật nào cần sửa đổi trình Quốc hội thông qua.
Toàn cảnh buổi làm việc
Bộ trưởng cũng yêu cầu, khi xây dựng Đề án, kế hoạch thực hiện 5 năm nhưng cũng cần đưa ra kế hoạch hàng năm thật cụ thể, chi tiết, trong đó nêu rõ năm nào sẽ trình Quốc hội sửa đổi Luật nào..../.
Tin: Nguyên Thảo, ảnh: Minh Khánh