Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang

23/12/2012 | 10:22

(VP) - Sáng 20/12, tại Hà Nội, Bộ Trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Giang do đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn về một số đề xuất, kiến nghị liên quan đến thiết kế đầu tư xây dựng chùa Nậm Dầu thuộc xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

 Cùng dự buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa; Cục Văn hóa cơ sở; Vụ Kế hoạch-Tài chính; Văn phòng và Viện Bảo tồn Di tích. Về phía tỉnh Hà Giang có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án đầu tư công trình chùa Nậm Dầu.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, di tích chùa Nậm Dầu được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2009. Đây là công trình kiến trúc thời phong kiến với nhiều di vật quý như: Ngói mũi sen, mũi vát, tượng rồng, lá Đề trang trí, mang phong cách kiến trúc thời Trần thế kỷ XIII-XIV.

Với ý nghĩa lịch sử và vị trí quan trọng, đồng thời với hiện trạng kiến trúc của chùa Nậm Dầu đang xuống cấp, ngày 01/3/2010, UBND tỉnh Hà Giang đã đề xuất và nhận được sự đồng ý về chủ trương của Bộ VHTTDL cho phép tu bổ, tôn tạo di tích. Ngày 15/8/2012, UBND tỉnh Hà Giang đã quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật công trìnhvới tổng kinh phí là 13.128 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, ngân sách địa phương và huy động khác; quy mô công trình trên diện tích sử dụng đất là 2.700m2, bao gồm các hạng mục tôn tạo nhà tam bảo, nhà trai, nhà vệ sinh, lầu hoá vàng, sân, vườn, tường rào, khuôn viên.


Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh  tại buổi làm việc

Tuy nhiên, xét về ý nghĩa lịch sử và vị trí quan trọng của chùa Nậm Dầu cần thiết phải quy hoạch và xây dựng, tu bổ, tôn tạo Chùa có quy mô, tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tôn giáo của nhân dân và thu hút khách du lịch tham quan. Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Hà Giang đã báo cáo và đề nghị Bộ VHTTDL cho ý kiến đồng thuận về việc thay đổi hình thức, quy mô đầu tư công trình với tổng kinh phí là hơn 34 tỷ đồng (xã hội hoá toàn bộ) trên diện tích từ 8 - 15ha, gồm 3 khu vực (Khu vực chính của chùa, khu vực Đền Mẫu, Khu vực ngoài).

Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Toán, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang đã đề xuất Bộ VHTTDL cho phép tỉnh được chuyển nguồn vốn đã được Bộ VHTTDL bố trí cho chùa Nậm Dầu sang cho các di tích đang được thi công (Di tích lịch sử chùa Sùng Khánh, Khu di tích lịch sử cách mạng Trọng Con); Đề nghị sớm có chủ trương kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch khu vực điểm dừng chân đầu tiên vào Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn; Hỗ trợ mở rộng nâng cấp đường vào các khu du lịch và công trình thể thao trên địa bàn tỉnh.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu tham dự, Bộ trưởng Hoàng Tuấn hoan nghênh việc thực hiện dự án Tu bổ, phục dựng và phát huy giá trị di tích chùa Nậm Dầu bằng nguồn vốn xã hội hoá. Đồng thời đề nghị Tỉnh và đơn vị tư vấn phối hợp với Cục Di sản văn hoá và Viện Bảo tồn di tích có phương án thiết kế đảm bảo giá trị khảo cổ, giá trị tâm linh và phản ánh đậm nét giá trị văn hoá, lịch sử của triều đại nhà Trần chứa đựng trong di tích, báo cáo Bộ VHTTDL thoả thuận theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

Đối với các đề xuất của Tỉnh, Bộ trưởng đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Giang cần xác định rõ đầu tư vào Hà Giang là đầu tư vào cái gì và đầu tư như thế nào?  đầu tư tập trung, có trọng điểm để tạo ra sản phẩm thực sự.


Đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Giang phát biểu tại buổi làm việc

Đối với việc thành lập 4 trung tâm văn hoá của 4 huyện, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị Tỉnh sớm có Đề án, phương án cụ thể báo cáo Bộ trước khi triển khai. Đồng thời Bộ trưởng cũng nhất trí cho điều chuyển vốn đầu tư chùa Nậm Dầu để tăng cường đầu tư cho Phố cổ Đồng Văn nhằm phát huy giá trị của di tích này, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cần quan tâm xây dựng thương hiệu du lịch trọng điểm của Tỉnh như: Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Cột cờ Lũng Cú, Núi Đôi, Phố cổ Đồng Văn, Chùa Nậm Dầu, nhằm tạo sản phẩm du lịch mũi nhọn, đặc trưng từ đó thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế.

Đồng thời, tỉnh Hà Giang cũng cần quan tâm việc nâng cao nhận thức, ý thức của người dân đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của các di sản, di tích trên địa bàn, phát huy các hình thức du lịch cộng đồng tạo sự hấp dẫn đối với du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×