Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội
08/08/2013 | 00:03(VP) - Chiều ngày 6/8, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Đoàn công tác Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về công tác văn hóa, thể thao và du lịch 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 5 tháng cuối năm 2013.
Cùng tham dự buổi làm việc về phía Bộ VHTTDL có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, các Thứ trưởng: Lê Khánh Hải, Đặng Thị Bích Liên, Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnh đạo Tổng cục TDTT, Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác quốc tế, BQL Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Vụ Văn hóa dân tộc, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Gia đình, Văn phòng, Khu Liên hợp thể thao quốc gia, Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia tại Hà Nội và một số đơn vị chức năng thuộc Bộ.
Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cùng đại diện một số Sở, ban ngành thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, công tác quản lý văn hóa của Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội, các nghi lễ đã được tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài; có sự kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao biểu diễn nghệ thuật quần chúng và thi đấu bóng đá, cầu lông, bóng bàn… Điều này đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới được tổ chức văn minh, tiết kiệm, trang trọng, nhận được sự hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư với 26/29 quận, huyện, thị xã có trung tâm văn hóa, nhà văn hóa; 112/577 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 2.914/12.048 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại đã xếp hạng 30 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, tu bổ, tôn tạo 37 di tích trên địa bàn các quận, huyện.
Lĩnh vực TDTT cũng được đặc biệt quan tâm, UBND thành phố đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V năm 2013; tổ chức nhiều hoạt động TDTT mừng Đảng, mừng Xuân Quý Tỵ; đồng thời triển khai xây dựng quy hoạch ngành TDTT giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030.
Về lĩnh vực du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1.184.500 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Khách nội địa đạt 7.911.000 lượt khách, tăng 8% so với năm 2012. Tổng ước đạt 9.095.500, tăng 9% so với năm 2012.
Phương hướng, nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2013, báo cáo cũng cho biết, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng việc xây dựng, ban hành các văn bản, quản lý có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn; chủ động xây dựng một số cơ chế đặc thù của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, khuyến khích việc thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của Thủ đô.
Toàn cảnh buổi làm việc
Để hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đông xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Bộ VHTTDL có cơ chế hỗ trợ Hà Nội trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như Hát Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc…; hướng dẫn Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút Huấn luyện viên, Vận động viên xuất sắc; đặc biệt là chế độ đãi ngộ, động viên xứng đáng đối với các Huấn luyện viên, Vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ Đại hội thể thao khu vực, Châu lục và Thế giới; tăng cường phối hợp, hỗ trợ Hà Nội trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong thời gian qua đồng thời đề nghị TP. Hà Nội xử lý kịp thời những "điểm nóng" trong quản lý di sản, thực hiện đúng Luật Quảng cáo trong quản lý loại hình này và quan tâm hơn nữa công tác quản lý hoạt động lễ hội.
Bộ trưởng đề nghị thành phố sớm tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu; thống nhất trong việc xây dựng và trình hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích. Tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố cần xử lý một cách nhanh và hiệu quả hơn nữa đối với những vụ việc xâm phạm, xâm hại di tích.
HCTC
Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cùng đại diện một số Sở, ban ngành thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, công tác quản lý văn hóa của Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội, các nghi lễ đã được tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài; có sự kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao biểu diễn nghệ thuật quần chúng và thi đấu bóng đá, cầu lông, bóng bàn… Điều này đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới được tổ chức văn minh, tiết kiệm, trang trọng, nhận được sự hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư với 26/29 quận, huyện, thị xã có trung tâm văn hóa, nhà văn hóa; 112/577 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 2.914/12.048 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại đã xếp hạng 30 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, tu bổ, tôn tạo 37 di tích trên địa bàn các quận, huyện.
Lĩnh vực TDTT cũng được đặc biệt quan tâm, UBND thành phố đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V năm 2013; tổ chức nhiều hoạt động TDTT mừng Đảng, mừng Xuân Quý Tỵ; đồng thời triển khai xây dựng quy hoạch ngành TDTT giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030.
Về lĩnh vực du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1.184.500 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Khách nội địa đạt 7.911.000 lượt khách, tăng 8% so với năm 2012. Tổng ước đạt 9.095.500, tăng 9% so với năm 2012.
Phương hướng, nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2013, báo cáo cũng cho biết, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng việc xây dựng, ban hành các văn bản, quản lý có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn; chủ động xây dựng một số cơ chế đặc thù của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, khuyến khích việc thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của Thủ đô.
Toàn cảnh buổi làm việc
Để hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đông xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Bộ VHTTDL có cơ chế hỗ trợ Hà Nội trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như Hát Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc…; hướng dẫn Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút Huấn luyện viên, Vận động viên xuất sắc; đặc biệt là chế độ đãi ngộ, động viên xứng đáng đối với các Huấn luyện viên, Vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ Đại hội thể thao khu vực, Châu lục và Thế giới; tăng cường phối hợp, hỗ trợ Hà Nội trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong thời gian qua đồng thời đề nghị TP. Hà Nội xử lý kịp thời những "điểm nóng" trong quản lý di sản, thực hiện đúng Luật Quảng cáo trong quản lý loại hình này và quan tâm hơn nữa công tác quản lý hoạt động lễ hội.
Bộ trưởng đề nghị thành phố sớm tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu; thống nhất trong việc xây dựng và trình hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích. Tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố cần xử lý một cách nhanh và hiệu quả hơn nữa đối với những vụ việc xâm phạm, xâm hại di tích.
HCTC