Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

10 năm thực hiện NQ 23 tại Bình Dương: Cần đổi mới về đầu tư đặt hàng

28/05/2018 | 09:22

Tiếp tục cuộc Khảo sát về việc thực hiện triển khai Nghị quyết 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới của Bộ Chính trị, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Vương Duy Biên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo, Sở VHTTDL, Hội VHNT… của tỉnh Bình Dương.

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại phiên làm việc

Là tỉnh đặc thù là tỉnh thu hút đầu tư và phát triển khu, cụm công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, Bình Dương trở thành trung tâm phát triển năng động của phía Nam. Cùng việc phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội, lĩnh vực văn học nghệ thuật ngày càng được các cấp, ngành địa phương quan tâm, phát triển theo tinh thần NQ 23, tuy nhiên nhiều năm nay văn học nghệ thuật tỉnh vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của văn hóa.

Trong thời gian qua Bình Dương đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề tài, công trình nghiên cứu bảo tồn các giá trị nghệ thuật:  Đờn ca tài tử, nghệ thuật gốm sứ Bình Dương. Theo Sở VHTTDL Bình Dương, hiện nay tỉnh có trên 100 đội, nhóm, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng; 73 câu lạc bộ Đờn ca tài tử…Sở ký kết nhiều chương trình liên tịch, phối hợp với các Liên đoàn lao động tỉnh, công an tỉnh…Qũy đất dành cho việc xây dựng khu phức hợp gồm nhà hát, địa điểm vui chơi, giải trí của tỉnh tại khu thành phố mới…

Mặc dù được đánh giá là tỉnh có sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội nhưng văn hóa vẫn chưa phát triển tương xứng. Việc quảng bá tác phẩm, giới thiệu tác giả chưa thường xuyên và chưa thu hút được công chúng. Công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chưa rõ nét, chưa định hướng thẩm mỹ cho khán giả, công chúng... Nguyên nhân những hạn chế đó là việc thiếu và yếu cán bộ, những người làm công tác chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thiếu cơ chế đặt hàng sáng tác, quảng bá tác phẩm…

Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng: Trong 10 năm qua, Bình Dương đã tạo điều kiện để VHNT phát triển. Trong thời gian tới làm sao thúc đẩy VHNT phát triển tương xứng với phát triển kinh tế. Bình Dương phải có cách đổi mới về đầu tư đặt hàng. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực… để có được tác phẩm tốt. Một tác phẩm tốt phải có nhiều yếu tố, trong đó cốt lõi là phải có nhân tài. Đầu tư dàn trải cũng không thể xuất hiện tác giả xuất sắc và tác phẩm tốt, trong khi đó Bình Dương hoàn toàn có điều kiện đột phá trong việc đặt hàng, chủ động chế độ đãi ngộ cho nghệ sĩ, diễn viên, tác giả…

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×