Hình ảnh - Phóng sự ảnh

Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc ra mắt khán giả

Được sự chỉ đạo, đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trong thời gian gần đây, nhiều chương trình nghệ thuật và vở diễn đặc sắc đã được ra mắt như Chương trình nghệ thuật "Điều chưa nói", vở chèo "Hồng Hà nữ sĩ" Đoàn Thị Điểm, vở kịch nói "Thiên mệnh" về cuộc đời của Thái sư Trần Thủ Độ.

Trước đó, vào ngày 18/10, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điều chưa nói” với nhiều tiết mục đặc sắc nhân dịp 20/10 Chương trình như 1 lời tri ân sâu sắc gửi tới những người Mẹ nói riêng và những người Phụ nữ Việt Nam nói chung nhân dịp tôn vinh Phụ nữ Việt Nam 20/10. Chương trình nghệ thuật "Lời chưa nói" gồm 3 phần: Phần 1: Ký ức ầu ơ ; Phần 2: Gánh giấc mơ con; Phần 3: Ngàn lời yêu thương Chương trình có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Lương Huy, Hoàng Quyên, Quách Mai Thy, bé Khánh An, bé Bảo Ngọc, Phương Mai, Hoàng Yến, Thu Thủy, nhóm Thăng Long, nhóm Pha Lê... Với nhiều nhạc phẩm ý nghĩa như: Nhịp thời gian, Ca dao mẹ, À ơi ngày thơ, Mẹ, Ước mơ của mẹ, Gánh, Ngủ ngoan con yêu, Giấc mơ của con, Đón bình minh, Tìm về, Nghịch lý, Cười lên Việt Nam... Còn vào tối 1/11 tại Hà Nội, đã diễn ra buổi tổng duyệt vở diễn "Hồng Hà nữ sĩ" Đoàn Thị Điểm do các nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện. Buổi tổng duyệt có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông Vở diễn "Hồng Hà nữ sĩ" được viết bởi TS.Trần Đình Ngôn với sự chỉ đạo nghệ thuật của NSND Thanh Ngoan cùng sự thể hiện của các nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam "Hồng Hà nữ sĩ" Đoàn Thị Điểm sinh ra trong một gia đình nhà nho có cha đỗ Cử nhân, anh đỗ Tiến sĩ, còn bà là một trong những nhà thơ tài hoa nhất thời điểm đó. Bà đối đáp giỏi, dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn và là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam viết truyện dài vô cùng đặc sắc Về đời tư, mối tình của bà với Nguyễn Kiều - một vị quan giỏi trong triều đình được coi là mối tình đẹp, có tiếng tăm vang dội cả kinh thành Thăng Long. Mặc dù kết hôn muộn nhưng lại là một cuộc hôn nhân vô cùng viên mãn đối với bà. Đoàn Thị Điểm là một nữ sĩ đã làm vẻ vang cho nền thơ ca tiếng Việt đồng thời cũng là tấm gương sáng về người phụ nữ trung hậu, đảm đang. Đó cũng là lý do Nhà hát Chèo Việt Nam lựa chọn đưa hình ảnh của bà lên sân khấu, như một lời ngợi ca dành cho bà cũng như ngợi ca những người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ công dung ngôn hạnh. Tối 3/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam đã giới thiệu vở kịch nói "Thiên mệnh" về cuộc đời của Thái sư Trần Thủ Độ. “Thiên mệnh” lấy bối cảnh buổi đầu xây dựng cơ nghiệp nhà Trần. Vở diễn khắc họa hình tượng nhân vật Trần Thủ Độ, người có vai trò cá nhân quan trọng trong lịch sử và sự hình thành tư tưởng chăm dân trị quốc của nhà Trần kéo dài hơn 200 năm. Câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ khi ấy khẳng định tính kỷ cương phép nước phải được giữ gìn, không thể bị phá vỡ bởi bất cứ lý do gì hoặc bất kỳ một ai, kể cả đó là tình anh em ruột thịt thân thích. Dưới góc nhìn đại cục của lịch sử thời đại, Trần Thủ Độ được coi là có công vì đã chấm dứt triều đại nhà Lý vốn đã thoái trào, mất lòng dân và đến hồi suy vong tan rã. Sự xuất hiện của Trần Thủ Độ ở thời điểm này như một tất yếu của lịch sử, đó được xem là “thiên mệnh”. Tác phẩm “Thiên mệnh” thể hiện hào khí Đông A cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc, đồng thời vén bức màn lịch sử tàn khốc với những hiện thực khốc liệt trong quá trình dựng nước và giữ nước của các vị anh hùng thời xưa. Kịch bản "Thiên mệnh" của tác giả Hoàng Thanh Du, do Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Kỷ đạo diễn với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ gạo cội như: Họa sỹ - NSƯT Doãn Bằng, âm nhạc NSƯT Huỳnh Tú, biên đạo múa Tuyết Minh, thiết kế trang phục - NSƯT Tiến Đại… Có thể khẳng định các chương trình nghệ thuật và các vở diễn đặc sắc đã góp vào hoạt động nghệ thuật trong "bình thường mới" được công chúng ủng hộ và đánh giá cao.