Tra cứu thủ tục hành chính

Tên thủ tục Thủ tục tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm văn hóa, nghệ thuật (Hiệu lực từ 1/1/2023) 
Loại thủ tục Quản lý sử dụng vũ khí, súng săn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm/Cục Di sản văn hóa.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm/Cục Di sản văn hóa.

 
Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm văn hóa, nghệ thuật nộp trực tiếp một 01 bộ hồ sơ tại Cục Di sản văn hóa hoặc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.

- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Di sản văn hóa hoặc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm xem xét, gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cấp Giấy phép.

- Trường hợp không đủ tài liệu để đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cấp Giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

 
Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp

 
Thành phần số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

(1) Văn bản đề nghị cho phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).

(2) Giấy giới thiệu của người đến liên hệ;

(3) Bản sao quyết định hoặc kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra để triển lãm, trưng bày.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

 
Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an cấp Giấy phép.

 
Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

 
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Văn bản đề nghị.

 
Lệ phí

Không

 
Phí

Không

 
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị cho phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào/ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (theo mẫu 01 ban hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).

 
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không.

 
Cơ sở pháp lý

- Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

- Thông tư số 30/2012/TT-BCA ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2012.

- Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.