Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tọa đàm về định hướng bảo tồn Hệ thống thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế

17/06/2016 | 10:14

Buổi tọa đàm về định hướng bảo tồn Hệ thống thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế đã được tổ chức tại thành phố Huế ngày 11/6.

Tham gia buổi tọa đàm có đông đủ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, văn hóa và lịch sử cùng các phóng viên báo chí địa phương.

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến đóng góp về hướng bảo tồn, phương thức bảo tồn cũng như cách phát huy giá trị của di sản tư liệu Hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế đã được các đại biểu nêu ra.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế là rất đặc biệt, một đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới đưa thơ văn lên nóc nhà, Để bảo tồn và phát huy di sản này, cần làm sâu sắc hiểu biết của chúng ta về hệ thống thơ văn này, phải nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, cần phải làm cho mọi người hiểu sự quý giá của hệ thống văn thơ này để tiếp tục bảo tồn và phát triển.

TS. Nguyễn Tuấn Cường -Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm nhấn mạnh: Cần nâng cao nhận thức, phải hiểu rõ hơn về giá trị thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản này. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sưu tầm, thực hiện phiên âm, chú giải, dịch nghĩa chính xác toàn bộ; phải phân tích mối quan hệ giữa văn tự và họa đối với các tác phẩm “nhất thi nhất họa” và cần nỗ lực hơn để hiểu các giá trị đó; đồng thời cần tôn vinh các tác giả của hệ thống thơ văn này.

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã có ý kiến đề nghị Bộ VHTTDL:  Do đặc thù hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trên nhiều chất liệu nhưng về cơ bản vẫn là trên gỗ, đề nghị Bộ VHTTDL, Unesco và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế sớm xây dựng Viện nghiên cứu bảo tồn di sản gỗ tại Huế để thực hiện bảo tồn di sản Huế và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho bảo tồn di sản gỗ, góp phần nâng tầm công tác bảo tồn và khẳng định thương hiệu bảo tồn di sản của Việt Nam.

Buổi tọa đàm còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp khác như: cần dịch và xuất bản sách để đông đảo người dân có thể hiểu được ý nghĩa của những áng văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế; Đào tạo nhân lực bảo tồn di sản; Nghiên cứu chuyên sâu về cách phục chế trong những trường hợp di sản bị thưởng tổn bởi khí hậu, thời tiết…/.
CTTĐT


Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×