Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thực hiện bình đẳng giới là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của lĩnh vực VHTTDL và Gia đình

03/03/2011 | 07:14

(VP)- Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Dân tộc đã có buối làm việc báo cáo trước Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.

Tham dự buổi làm việc có đ/c Lương Phan Cừ-Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của quốc hội; Bà Bùi thị Bình - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc quốc hội; Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên chuyên trách UB các vấn đề xã hội của quốc hội; đ/c Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trước Bộ VHTTDL; đ/c Sơn Phước Hoan- Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ-Ủy ban dân tộc cùng Đại diện vụ Gia đình - Bộ VHTTDL.

Tại buổi làm việc, đại diện Vụ Gia đình đã thay mặt bộ VHTTDL báo cáo trước Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội việc thực hiện bình đẳng giới  trong thời gian vừa qua. Bộ VHTTDL là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời có trách nhiệm trong việc hướng dẫn hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bình đẳng trong gia đình đã tổ chức nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực bình đẳng trong gia đình nói riêng và bình đẳng giới.


Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại buổi làm việc

Nhiều hoạt động truyền thông thuộc lĩnh vực bình đẳng giới và bình đẳng trong gia đình được tổ chức với chủ đề phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực giới và thực hiện quyền bình đẳng giới trong gia đình là hoạt động có tính chất thường niên.  Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị phổ biến Luật Bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình cho đại diện các cơ quan , đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Thông qua Hôị nghị, các đại biểu tham gia được cung cấp văn bản của 2 bộ luật này, đồng thời nghe các giảng viên trình bày các nội dung liên quan tới luật Bình đẳng giới và luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lồng ghép việc phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giới trong hoạt động của đề án: “ Tuyên truyền đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam” triển khai tại 63 tỉnh/thành trực thuộc trung ương. Đồng thời, để làm cơ sở cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai các hoạt động thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch hành động về bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011-2015.

Từ năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình tại 63 tỉnh/thành phố. Đặc điểm của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGD) là sự kết hợp giữa việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm, văn bản hành chính với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình thông qua các tổ chức đoàn thể mà thành viên gia đình là đoàn viên và hội viên, do đó đối tượng thực hiện mô hình PCBLGĐ được xác định là gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, công tác truyền thông vận động, nâng cao nhận thức cho từng gia đình, trong đó tập trung ưu tiên tuyên truyền cho các gia đình có nguy cơ cao xảy ra bạo lực là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình tổ chức thực hiện mô hình. Nội dung tuyên truyền của mô hình này có sự kết hợp giữa truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở quan điểm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là một trong những yếu tố quan trọng để phòng, chống bạo lực gia đình.


Toàn cảnh buổi làm việc

Hoạt động trọng tâm của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình là xây dựng Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại 01 xã thí điểm. Cùng với hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, tại mỗi xã triển khai Mô hình đều thành lập 5 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động với 2 chức năng: tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Tổng sổ nhóm do Trung ương hỗ trợ thành lập là 320 nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên trong đó thành phần chủ chốt gồm công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ. Tổng số thành viên của 320 nhóm là 1600….

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời có trách nhiệm trong việc hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bình đẳng trong gia đình, luôn coi việc đảm bảo và thực thi bình đẳng giới là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của lĩnh vực văn hoa, gia đình, thể thao và du lịch nói chung và lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.


Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Trên quan điểm từng bước nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động ở cấp Trung ương và địa phương. Cùng với việc tổ chức các hoạt động thuộc phạm vi ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan để cùng triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011 – 2015. Đây là cơ sở để thực hiện bình đẳng giới trở thành một trong những nhiệm vụ được lồng ghép trong các nhiệm vụ chung của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
 
HCTC 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×