Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thái Nguyên: Khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế

12/05/2020 | 14:05

Khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế; Nhiều nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW; Ý thức của mỗi cá nhân, gia đình trong việc tẩy chay, ngăn chặn loại bỏ các sản phẩm văn hóa độc hại được nâng lên là những thông tin văn hóa tiêu biểu tại hai tỉnh Thái Nguyên và Điện Biên.

Thái Nguyên: Khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế

Theo thông tin được đăng tải trên Cổng TTĐT tỉnh Thái Nguyên, vừa qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với thị xã Phổ Yên tổ chức Lễ khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục).

Đền thờ Lý Nam Đế (còn gọi là Đền Mục), nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế, thuộc xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên. Năm 2014, cùng với Chùa Hương Ấp, Đền Mục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích, năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình "Tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục)" với tổng diện tích đất quy hoạch là 7.500m2.

Thái Nguyên: Khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế - Ảnh 1.

Các đại biểu và đại diện chính quyền địa phương đã tiến hành động thổ, khởi công dự án/Nguồn: thainguyen.gov.vn

Trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng vốn có, công trình sẽ được phục hồi, tôn tạo chống xuống cấp và xây mới với hình thức kiến trúc phù hợp. Thông qua việc tu bổ, tôn tạo di tích nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của di tích, lưu giữ lại cho các thế hệ mai sau.

Cũng tại Thái Nguyên: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội" trong thời gian tới.

Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trước sự xâm nhập, tác động của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, các đối tượng phát tán, truyền bá văn hóa phẩm độc hại.

Bảo vệ và phát huy giá trị những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, những nét đẹp văn hóa trong mỗi gia đình, làng quê, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn thuần phong mỹ tục, đồng thuận, cùng nhau xây môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh, góp phần bài trừ sự xâm nhập, tác động của các sản phẩm văn hóa độc hại; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức các hoạt động cho đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở.

Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chung tay xây dựng nông thôn mới tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục chỉ đạo bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước của các khu dân cư theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, quan hệ gia đình, làng xóm ngày càng gắn bó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức, hướng dẫn tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở cơ sở, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nhà văn hóa ở các khu dân cư; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, sửa chữa hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở sẽ vận động các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các Chi hội Văn học nghệ thuật các huyện, thị xã, thành phố sáng tác các tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật và phê phán những hành vi tiêu cực sử dụng và truyền bá các văn hóa phẩm độc hại.

Điện Biên: Ý thức của mỗi cá nhân, gia đình trong việc tẩy chay, ngăn chặn loại bỏ các sản phẩm văn hóa độc hại được nâng lên

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội", thời gian qua, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện nghiêm túc, kiểm tra giám sát thường xuyên và liên tục, coi trọng và tập trung lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin định hướng tư tưởng; qua đó đã góp phần quan trọng đưa Chỉ thị vào trong thực tiễn cuộc sống.

Công tác tuyên truyền triển khai Chỉ thị được thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở. Ý thức tự quản, tự giác phòng ngừa của mỗi cá nhân, gia đình trong việc tẩy chay, ngăn chặn loại bỏ các sản phẩm văn hóa độc hại, giữ gìn đạo đức thuần phong mỹ tục, xây dựng và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình được nâng lên, cụ thể hóa trong việc hưởng ứng đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa", đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Tính đến hết năm 2019, tỉnh có 66,3% gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa". Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa cho thanh, thiếu nhi được các cấp, các ngành, địa phương chú trọng thực hiện.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật thường xuyên được tổ chức như: Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội VHTTDL hàng năm; Lễ hội đua thuyền đuôi én, Lễ hội Thành Bản Phủ; Hội diễn nghệ thuật quần chúng; Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh…Thông qua các hoạt động này nhằm tuyên truyền, quảng bá về mảnh đất, con người, nét văn hóa đặc sắc của tỉnh tới du khách trong và ngoài nước, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh Điện Biên ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Hằng Đinh (T/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×