Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sơn La: Truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

07/10/2021 | 09:33

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh việc truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó, đưa những di sản văn hóa này trở lại với cộng đồng sinh hoạt văn hóa, bằng cách khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong mỗi người dân tới toàn cộng đồng.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn, triển khai thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, chế tác, thể hiện, truyền dạy và tư liệu hóa loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc vào năm 2016 gồm: Nhạc cụ của người Mông, Thái, Dao, Khơ Mú; các làn điệu dân ca của người Dao, Thái, Mường, Mông; nghề làm giấy và nghệ thuật vẽ tranh thờ trên giấy Dó của người Dao; Nghi lễ cúng vía trâu của người Thái; Lễ cúng bản của người La Ha; Lễ mừng cơm mới của người Lào; Nghề thêu và in hoa văn bằng sáp ong trên vải của dân tộc Mông; tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy cách chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc Khơ Mú; Dao...

Năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Nhằm tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, chế tác, thể hiện, truyền dạy và tư liệu hóa loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc gồm: Nghề làm giấy thủ công truyền thống và phương thức sử dụng giấy trong đời sống tâm linh của người Mông; Nghi lễ Xíp Xí của người Thái trắng; Nghệ thuật chế tác và trình diễn Khèn bè của dân tộc Thái; Nghi lễ cúng bản của dân tộc Khơ Mú; Nghi lễ cúng dòng họ của người Thái trắng; Nghi lễ Cầu sức khỏe của dân tộc Xinh Mun; Nghi lễ Trưởng thành của dân tộc La Ha; Nghi lễ của dân tộc Mường...

Từ năm 2018, thực hiện chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bảo tàng gắn với du lịch, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với các địa phương, các bảo tàng Trung ương để tổ chức các cuộc trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các dân tộc Sơn La cho các em học sinh bậc trung học cơ sở, mỗi năm từ 2-3 cuộc. Năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa, Phòng Văn hóa & Thông tin, Phòng Giáo dục & Đào tạo các huyện tổ chức truyền dạy các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia: Nghi lễ Cấp sắc của người Dao, Lễ Hết Chá của người Thái trắng, Nghệ thuật Khèn của người Mông...

Thực hiện đề án “Kiểm kê, bảo quản, dịch thuật sách chữ Thái cổ giai đoạn 2012-2014”. Sau khi thực hiện xong đề án giai đoạn 1, đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra: Kiểm kê tất cả các cuốn sách đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh; lược dịch những cuốn sách chưa được lược dịch; lựa chọn những cuốn sách có nội dung tốt để thuê các nhà nghiên cứu dịch thuật ra tiếng phổ thông; scan, số hóa 1/3 số sách có trong Thư viện và Bảo tàng. Năm 2016 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019, nhằm tiếp tục bảo quản và phát huy tốt giá trị của sách chữ Thái cổ tại kho của Thư viện tỉnh và Bảo tàng tỉnh. Kế hoạch đã hoàn thành và cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, cụ thể: tiếp tục scan, số hóa sách chữ Thái cổ tại Bảo tàng và Thư viện tỉnh; nâng cấp phần mềm libol 6.0 lên 6.5 tại Thư viện tỉnh, mua sắm một số trang thiết bị bảo quản sách, phần mềm lưu trữ tài liệu số hóa sách.

Theo Cổng TTĐT Sơn La

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×