Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng Ngãi: Tiến hành các biện pháp bảo vệ vùng lõi Công viên địa chất Lý Sơn

03/08/2018 | 16:26

Để xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn đáp ứng tiêu chí theo quy định UNESCO, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn số 4471/UBND-KGVX yêu cầu thực hiện ngay một số biện pháp bảo vệ.

Thắng cảnh bãi Tiên tắm – đảo Bé (Lý Sơn). Ảnh: baodulich.net.vn

Theo đó, đối với Đảo Bé, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Lý Sơn chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn và các sở, ban ngành tiến hành ngay các biện pháp bảo vệ di sản địa chất, cải thiện cảnh quan, môi trường, xây dựng đảo Bé xanh, sạch, đẹp; giữ nguyên trạng di sản địa chất; giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất; tạm dừng việc chuyển nhượng, chuyển đổi, tách thửa, hợp thửa và các hoạt động khác làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất cho đến khi quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ di sản địa chất được phê duyệt.

Ngoài ra, không xây dựng nhà ở và công trình khác có từ 02 tầng trở lên; không cơi nới, sửa chữa nhà ở và công trình khác mà hoạt động đó làm ảnh hưởng đến di sản địa chất, gây biến dạng cảnh quan, môi trường. Thực hiện các biện pháp cải thiện cảnh quan, môi trường. Trồng thêm các loại cây bản địa, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương… ở những khu vực công cộng, trụ sở các cơ quan, dọc đường đi và khuyến khích người dân trồng ở khu dân cư để cải thiện cảnh quan, tăng mật độ cây xanh, chống xói mòn, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tăng cường thu gom, phân loại, xử lý rác thải và truyền thông đến người dân, cộng đồng dân cư, du khách để thay đổi hành vi ứng xử với môi trường, trong đó có việc tham gia phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải, hạn chế và tiến đến dừng sử dụng túi nilon, ống hút nhựa và các vật dụng khác làm bằng nhựa; chuyển đổi sang sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường.

Đối với Đảo Lớn, ngoài việc thực hiện các biện pháp cải thiện cảnh quan, môi trường như nêu trên, đặc biệt lưu ý thu gom, xử lý rác thải tại khu vực cảng, dọc tuyến giao thông, khu vực di tích, di sản và khu vực công cộng phục vụ du khách; Rà soát các di tích văn hóa, di sản địa chất để đề xuất kế hoạch bảo tồn, trung tu, tôn tạo và phát huy giá trị, trong đó nghiên cứu đề xuất mở rộng, bảo vệ di tích Đền Thờ Thiên Y-A-NA, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện ngay một số công trình đủ điều kiện trong năm 2018 và đưa vào kế hoạch dự toán ngân sách năm 2019 để tiếp tục thực hiện, bảo đảm hoàn thành trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn vào tháng 11/2019.

UBND tỉnh giao Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương lập quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích, di sản địa chất, tình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trường điều chỉnh Đề án xây dựng công viên địa chất theo yêu cầu tại Thông báo số 175/TB-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh.

Các sở, ban ngành, đơn vị nêu trên, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn, UBND huyện Lý Sơn trong quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn và thực hiện nội dung Công văn này.

Lan Anh (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×