Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phú Thọ: Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án trùng tu, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa

24/08/2023 | 13:53

Ngày 23/8, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án trùng tu, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030.

Phú Thọ: Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án trùng tu, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo

Theo số liệu rà soát, kiểm kê năm 2023, Phú Thọ có 967 di tích, phế tích; trong đó có 324 di tích lịch sử - văn hóa được Nhà nước xếp hạng (Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng; 73 di tích quốc gia và 250 di tích cấp tỉnh); 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương; 30 di tích liên quan đến di sản Hát Xoan; năm Bảo vật Quốc gia. Hàng năm, số lượng di tích được xếp hạng các cấp tăng từ 1-3 di tích. Đây là tài sản quý giá - một trong những nguồn lực để Phú Thọ phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vinh dự, tự hào, còn đặt ra trách nhiệm đối với các cấp, ngành và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình hành động cụ thể, có hiệu quả thiết thực. Trong đó, công tác tu bổ, tôn tạo di tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phú Thọ: Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án trùng tu, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa - Ảnh 2.

Chuyên gia, nhà khoa học phát biểu ý kiến tại hội thảo.

Dự thảo đề án đã chỉ rõ sự cần thiết, tính khả thi, đánh giá về thực trạng, kết quả đạt được cùng những mặt tồn tại, hạn chế của công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; mục tiêu, nhiệm vụ, mức đầu tư hỗ trợ và giải pháp thực hiện nhằm tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa.

Tại hội thảo, các thành viên Hội đồng tư vấn phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng và có tính thực tiễn cao với các nội dung: Cần rà soát tổng thể thực trạng, mức độ xuống cấp từng di tích để có hướng tập trung tu bổ, tôn tạo; bổ sung đánh giá cụ thể về chất lượng tu bổ, tôn tạo các di tích; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa về di tích cho cán bộ văn hóa cơ sở; chủ động xây dựng các tuyến, tour du lịch cụ thể như du lịch tâm linh, du lịch gắn với sinh thái… để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa…

Ý kiến của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học sẽ được Ban tổ chức tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện đề án đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Theo Báo Phú Thọ

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×