Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nam Định: Triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2030

10/02/2023 | 17:35

UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề (BT và PTLN) Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Nam Định: Triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2030 - Ảnh 1.

Theo Kế hoạch số 21, Chương trình của tỉnh nhằm mục tiêu giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống làng nghề của tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tập trung thực hiện 11 nhóm giải pháp gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và xã hội tích cực tham gia BT và PTLN, sử dụng các sản phẩm của làng nghề, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề, tổ chức các lễ hội làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề. Rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian, môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, đánh giá, phân loại danh mục các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh; xây dựng dự án khôi phục, bảo tồn đối với nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động hiệu quả và làng nghề mới. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề. Xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển giá trị của nghề, làng nghề truyền thống. Đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ giỏi và nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề. Chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề. Nâng cao chất lượng của các hiệp hội ngành hàng. Rà soát, hoàn thiện chính sách BT và PTLN.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tiếp tục duy trì, phát triển các làng nghề, nghề truyền thống đã được công nhận; công nhận mới 4-5 làng nghề; phát triển thêm 5-7 làng nghề gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; duy trì và bảo tồn 1 nghề truyền thống, 2-3 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá và xây dựng quản lý, quảng bá thương hiệu cho từ 3-5 nghề truyền thống, làng nghề; có thêm ít nhất 10 sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề đạt khoảng 10%/năm; thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5-2,0 lần so với năm 2025; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; có 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường./.

Theo Báo Nam Định

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×