Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh

03/11/2023 | 09:15

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên bước ngoặt mới. Giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được tỏa sáng, trở thành nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá trong công cuộc xây dựng tỉnh Hà Giang vững mạnh nơi biên thùy.

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 1.

Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang quảng bá Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn tại Ma-Rốc. Ảnh: Thế Vinh

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 2.

Tỉnh Hà Giang tham dự hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ XII năm 2023. Ảnh: ctv

Ngày 20.8.1891, tỉnh Hà Giang được thành lập. Chặng đường 132 năm từ khi thành lập đến nay đã ghi dấu hành trình gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của đồng bào các dân tộc Hà Giang: Vừa phải kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để vươn lên. Cũng từ đây, giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Hà Giang được tỏa sáng, tạo nên sức sống mãnh liệt chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành với Tổ quốc; tình đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, vượt khó, chinh phục thiên nhiên, bám đất, bám làng gìn giữ vẹn toàn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 3.

Nghệ thuật thực hành Then của người Tày Hà Giang và các địa phương được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hà Giang là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, mỗi dân tộc đều sở hữu giá trị văn hóa độc đáo riêng. Xác định văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH; cấp ủy, chính quyền tỉnh luôn quan tâm công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, tỉnh ta đã nhận diện 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 31 di tích và danh thắng xếp hạng cấp quốc gia; 30 di tích và danh thắng xếp hạng cấp tỉnh; 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ấn tượng hơn, thực hành Then của người Tày, Nùng Hà Giang được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 4.

Đồng bào Tày ở xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) thi làm cốm trong Lễ hội giã cốm.

Trên hành trình xây dựng và phát triển của tỉnh, văn hóa đã trở thành nguồn lực nội sinh, động lực đột phá để đồng bào các dân tộc đoàn kết, vượt khó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, phấn đấu đến năm 2030, KT-XH Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 5.

Món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn lực văn hóa được tỉnh ta đặc biệt coi trọng, tạo nên “sức mạnh mềm”, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang đến với bạn bè quốc tế, tạo thế và lực cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Giai đoạn 2015 – 2022, tỉnh ta đón 620 đoàn khách quốc tế đến làm việc, tìm hiểu tình hình phát triển KT-XH, xúc tiến các dự án hợp tác, đầu tư; đón trên 9,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 1,1 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt 14.212 tỷ đồng... Tỉnh ta đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 3 địa phương các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trên cơ sở đó, ký kết 123 biên bản, thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài. Đồng thời, tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Hội nghị “Giới thiệu Hà Giang” với các đối tác nước ngoài; tổ chức và tham gia các diễn đàn xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại trong và ngoài nước...

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 6.

Trồng, chăm sóc cam Sành theo quy trình VietGAP giúp người dân xã Tiên Kiều (Bắc Quang) nâng cao thu nhập.

Hiện nay, tỉnh ta tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Hà Giang thời kỳ đổi mới gắn với giữ gìn, phát huy giá trị thuần phong, mỹ tục, các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam. Đồng thời, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Hà Giang: Văn hóa trong dòng chảy phát triển của tỉnh - Ảnh 7.

Người dân xã Tả Lủng (Mèo Vạc) làm đất sản xuất vụ Đông.

Theo Báo Hà Giang

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×