Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cần Thơ: Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

26/04/2017 | 11:28

Nhằm mục đích đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực cho nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.

Một sự kiện văn hóa nổi bật tại Cần Thơ năm 2017.

Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có nhiều lợi thế, tiềm năng của thành phố, phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong và ngoài thành phố; góp phần quảng bá hình ảnh thành phố, con người Cần Thơ nói riêng và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung; từng bước xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Đến năm 2020, Cần Thơ phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GRDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; định hướng phát triển các ngành: kiến trúc, thiết kế, xuất bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đến năm 2030, phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, hình thành các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong và ngoài nước, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.

Văn bản cũng nêu rõ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách; hoàn thiện thị trường văn hóa; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút và hỗ trợ đầu tư; phát triển thị trường; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế./.

Hằng Đinh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×