Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn, phục hồi giá trị di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

28/01/2013 | 17:07

(VP) - Ngày 25/01, tại thành phố Đà Lạt, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã chủ trì hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

Hội nghị có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân cồng chiêng và đại diện năm tỉnh trong “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, 5 năm qua, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của di sản phi vật thể của nhân loại “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, sức sống của văn hóa cồng chiêng đã hồi sinh, dậy vang tại tất cả các buôn làng thuộc các không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kêu gọi du lịch cho vùng Tây Nguyên.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong thực hiện chương trình hành động quốc gia như thiết lập cơ chế, chính sách; thống kê, sưu tầm, quản lý di sản; mở lớp truyền dạy cồng chiêng, mở câu lạc bộ cồng chiêng; các hoạt động bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng; quảng bá, giao lưu… nhưng theo các địa phương, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng một cách bền vững.

Để giữ gìn môi trường tồn tại cho không gian văn hóa cồng chiêng, các đại biểu kiến nghị cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu rõ việc phải bảo tồn, phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng đối với đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên, thông qua đó người dân có ý thức bảo tồn cồng chiêng; kết hợp giữa việc bảo tồn cồng chiêng đồng thời với việc bảo tồn và phát huy các thành tố văn hóa dân gian khác như lễ hội, hoa văn, trang phục; quan tâm đầu tư cho các hoạt động cộng đồng như: ngày hội văn hóa, giao lưu văn hóa các dân tộc; xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội trong các làng bảo tồn văn hóa truyền thống hoặc kết hợp với các hoạt động du lịch, phòng trưng bày để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa góp phần duy trì được những yếu tố tâm linh trong cộng đồng.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×