Điểm báo

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 15/5/2024
Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 15/5/2024 Tham vấn sơ bộ về triển vọng tham gia Công ước 2001 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước; Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á; Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang 2024: Vịnh Ngọc Nha Trang bừng sáng là những thông tin đáng chú ý trên báo hôm nay.

Hình ảnh - Phóng sự ảnh

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm tại Quốc lộ 279 (phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên hiện nay. Tại tầng hầm của Bảo tàng là nơi đón tiếp khách tham quan, không gian học tập, tương tác và các dịch vụ vui chơi giải trí. Những tài liệu, hiện vật (nhiều chất liệu), hình ảnh, bản đồ... được trưng bày cho người dân tham quan. Hần trưng bày được bố trí ở tầng nổi của Bảo tàng với diện tích trưng bày rộng 1.250m2 với gần 1000 tài liệu, hiện vật (nhiều chất liệu), hình ảnh, bản đồ... Đây được đánh giá là khu trưng bày hiện đại, tổ chức khoa học và mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Phần trưng bày này được sắp xếp theo trình tự thời gian, có sự đan xen với lối trưng bày theo bộ sưu tập hiện vật, đã thực sự đáp ứng được cấu trúc chung và yêu cầu nội dung của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng bào dân tộc gùi lương thực nuôi bộ đội. Hình ảnh chân thực mô tả bộ đội khai phá mở đường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh bộ đội cụ Hồ nghỉ ngơi, học tập được tái hiện tại Bảo tàng. Chiếc xe thồ được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, lương thực cùng nhiều vật dụng khác trong thời gian diễn ra chiến dịch. Sơn pháo 75mm, do Nhật Bản sản xuất viện trợ cho Trung Quốc, sau đó Trung Quốc viện trợ lại cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là khẩu pháo đã phá huỷ 5 khẩu pháo 105mm của thực dân Pháp, bắn cháy 1 kho đạn của quân Pháp ở phân khu Trung tâm Điện Biên Phủ, góp phần làm tê liệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Súng DKZ 75mm của chiến sỹ Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 sử dụng chiến đấu trong trận đánh tại cứ điểm đồi D vào tháng 4/1954. Hình ảnh được khách tham quan chụp ảnh lưu niệm nhiều nhất tại Bảo tàng là lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội Việt Nam tung bay trên nóc hầm chỉ huy tướng Đờ Cát (De Castries). Ngoài ra, Bảo tàng còn giành một không gian để tôn vinh các y bác sỹ phục vụ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bên cạnh những hiện vật, tài liệu, Bảo tàng đã sử dụng một khối ảnh tư liệu hết sức đa dạng trong trưng bày. Đây thực sự là nguồn tư liệu phong phú giúp người xem có cái nhìn đầy đủ hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ từ con mắt của những người Việt Nam mà còn dưới góc nhìn của báo nước ngoài trước, trong và sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo tàng cũng dành một phòng trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thực sự là một điểm đến vô cùng ý nghĩa đối với mỗi du khách khi đặt chân tới mảnh đất Điện Biên anh hùng.